Đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 trong phạm vi nào?
Đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Theo Điều 6 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 như sau:
Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II
1. Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền.
2. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II.
3. Là Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 36 tháng.
4. Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B trở lên hoặc tương đương.
5. Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II tối thiểu 12 tháng.
Theo đó, đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 phải đáp ứng những tiêu chuẩn như sau:
- Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền.
- Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng 2.
- Là Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng 3 có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 36 tháng.
- Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B trở lên hoặc tương đương.
- Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 tối thiểu 12 tháng.
Đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì? (hình từ Internet)
Đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 như sau:
Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II
1. Nhiệm vụ
Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này, Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra chứng nhận chất lượng đối với sản phẩm công nghiệp sử dụng trong đóng mới, hoán cải, lắp đặt trên phương tiện;
b) Giám định kỹ thuật, tham gia điều tra tai nạn đối với phương tiện thủy nội địa trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Tham gia tập huấn nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên hạng III và hạng II khi được yêu cầu;
d) Kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của Đăng kiểm viên hạng III.
...
Theo đó, đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT và các nhiệm vụ sau đây:
- Kiểm tra chứng nhận chất lượng đối với sản phẩm công nghiệp sử dụng trong đóng mới, hoán cải, lắp đặt trên phương tiện;
- Giám định kỹ thuật, tham gia điều tra tai nạn đối với phương tiện thủy nội địa trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Tham gia tập huấn nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên hạng 3 và hạng 2 khi được yêu cầu;
- Kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của Đăng kiểm viên hạng 3.
Đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 trong phạm vi nào?
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 như sau:
Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II
...
2. Phạm vi thực hiện
a) Thực hiện công tác kiểm tra đối với các loại phương tiện thủy nội địa (trừ tàu hàng có trọng tải toàn phần từ 2000 tấn trở lên; tàu dầu loại II có trọng tải toàn phần từ 1000 tấn trở lên, tàu dầu loại I có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên, tàu hàng cấp VR-SB có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên hoặc tàu khách cấp VR-SB có sức chở từ 50 người trở lên, tàu đệm khí, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng).
b) Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II, nếu là Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 4 Mục III Phụ lục I của Thông tư này hoặc là Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 2 Mục III Phụ lục I của Thông tư này sẽ được thực hiện toàn bộ khối lượng kiểm tra trên đà, hàng năm, bất thường đối với phương tiện nêu tại điểm a khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.
Theo đó, đăng kiểm viên đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện công tác kiểm tra hạng 2 trong phạm vi sau đây:
- Thực hiện công tác kiểm tra đối với các loại phương tiện thủy nội địa (trừ tàu hàng có trọng tải toàn phần từ 2000 tấn trở lên; tàu dầu loại II có trọng tải toàn phần từ 1000 tấn trở lên, tàu dầu loại I có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên, tàu hàng cấp VR-SB có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên hoặc tàu khách cấp VR-SB có sức chở từ 50 người trở lên, tàu đệm khí, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng).
- Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng 2, nếu là Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 4 Mục III Phụ lục I Thông tư 49/2015/TT-BGTVT hoặc là Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 2 Mục III Phụ lục I Thông tư 49/2015/TT-BGTVT sẽ được thực hiện toàn bộ khối lượng kiểm tra trên đà, hàng năm, bất thường đối với phương tiện nêu tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?