Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 49/2015/TT-BGTVT tiêu chuẩn quyền hạn lãnh đạo đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa

Số hiệu: 49/2015/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 22/09/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

B GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/2015/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA LÃNH ĐẠO, ĐĂNG KIỂM VIÊN VÀ NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ CỦA ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đăng kim Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kim phương tiện thủy nội địa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chun, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là đơn vị đăng kiểm).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

2. Thông tư này không áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng kim phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây đưc hiểu như sau:

1. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm (sau đây gọi là lãnh đạo đơn vị) bao gồm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị đăng kiểm hoặc là người được giao phụ trách công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

2. Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là Đăng kiểm viên) là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được công nhận là Đăng kiểm viên để thực hiện hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

Đăng kiểm viên bao gồm Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra và Đăng kiểm viên thực hiện công tác thẩm định thiết kế.

3. Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra là Đăng kiểm viên thực hiện đăng kiểm vỏ tàu tại hiện trường (sau đây gọi là Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu) hoặc Đăng kiểm viên thực hiện đăng kiểm máy và điện tàu tại hiện trường (sau đây gọi là Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu).

Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra bao gồm 3 hạng: Hạng I, hạng II và hạng III.

4. Đăng kiểm viên thực hiện công tác thẩm định thiết kế (sau đây gọi là Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế) là Đăng kiểm viên thực hiện thẩm định các loại thiết kế dùng trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa, nhập khẩu phương tiện và chế tạo sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa.

5. Nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm (sau đây gọi là nhân viên nghiệp vụ) là người thực hiện việc tiếp nhận công việc, lưu trữ, cấp phát hồ sơ, ấn chỉ dùng trong công tác đăng kiểm và thực hiện các công việc khác phục vụ cho hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

Chương II

TIÊU CHUẨN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ, ĐĂNG KIỂM VIÊN, NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ

Điều 4. Tiêu chuẩn của nhân viên nghiệp vụ

1. Tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên.

2. Hoàn thành chương trình tập huấn nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

Điều 5. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III

1. Có trình độ chuyên môn thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên thuộc một trong các ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền;

b) Đã tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên thuộc một trong các ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy;

c) Đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên thuộc một trong các ngành điện tàu thủy, cơ khí, cơ khí động lực, cơ khí ô tô và đã được đào tạo bổ sung chuyên môn đại cương về máy tàu thủy hoặc vỏ tàu thủy theo chương trình 1 hoặc chương trình 3 quy định tại Mục III Phụ lục I của Thông tư này.

2. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III.

3. Đã trải qua thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm tối thiểu 24 tháng đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc 12 tháng đối với người có trình độ đại học trở lên.

Điều 6. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II

1. Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền.

2. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II.

3. Là Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 36 tháng.

4. Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B trở lên hoặc tương đương.

5. Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II tối thiểu 12 tháng.

Điều 7. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I

1. Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền.

2. Là Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 36 tháng.

3. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I.

4. Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ C trở lên hoặc tương đương.

5. Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của Đăng kim viên thực hiện công tác kim tra hạng I tối thiểu 12 tháng.

Điều 8. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế

1. Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, điện tàu thủy.

2. Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B trở lên hoặc tương đương.

3. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế.

4. Đã thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế tối thiểu 12 tháng.

Điều 9. Tiêu chuẩn lãnh đạo đơn vị

1. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm hạng I, hạng II theo quy định tại Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa phải là đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa.

2. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm hạng III theo quy định tại Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa phải nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến đăng kim phương tiện thủy nội địa và các quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương III

NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ, ĐĂNG KIỂM VIÊN, LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

Điều 10. Nhiệm vụ của nhân viên nghiệp vụ

Nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ dưới đây theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị:

1. Tiếp nhận yêu cầu công việc.

2. Cấp phát hồ sơ đăng kim phương tiện.

3. Ghi hồ sơ, sổ quản lý phục vụ công tác đăng kiểm.

4. Thống kê, báo cáo.

5. Tiếp nhận, quản lý, lưu trữ hồ sơ, ấn chỉ phục vụ công tác đăng kiểm.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị.

Điều 11. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III

1. Nhiệm vụ

a) Kiểm tra đóng mới, lần đầu, định kỳ, trên đà, hàng năm, bất thường phương tiện và đánh giá trạng thái kỹ thuật của phương tiện khi kim tra;

b) Đo đạc, xác định trọng tải, dung tích và mạn khô của phương tiện;

c) Sao và thẩm định mẫu định hình;

d) Xác nhận hồ sơ thiết kế hoàn công đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện;

đ) Lập và cấp hồ sơ đăng kiểm cho các đối tượng kiểm tra;

e) Tính phí, lệ phí đăng kiểm cho đối tượng kiểm tra theo quy định;

g) Hướng dẫn thực tập nghiệp vụ cho Đăng kim viên tập sự của hạng tương ứng;

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị.

2. Phạm vi thực hiện

a) Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này được thực hiện nhiệm vụ theo chuyên ngành quy định tại khoản 1 Điều này đối với phương tiện thủy nội địa chở hàng có trọng tải toàn phần dưới 200 tấn, phương tiện thủy nội địa có động cơ tổng công suất máy chính dưới 135 sức ngựa, phương tiện thủy nội địa có sức chở dưới 50 người (trừ phà có trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên, tàu cấp VR-SB, tàu hai thân, tàu chở công te nơ, tàu có thiết bị nâng có sức nâng trên 01 tấn, tàu cao tốc, tàu đệm khí, tàu cánh ngầm, tàu dầu, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng). Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III thuộc đối tượng nêu tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này nếu là Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 4 Mục III Phụ lục I của Thông tư này hoặc là Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 2 Mục III Phụ lục I của Thông tư này sẽ được thực hiện toàn bộ khối lượng kiểm tra trên đà, hàng năm, bất thường đối với phương tiện nêu tại điểm này.

b) Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III thuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 5 của Thông tư này được thực hiện nhiệm vụ theo chuyên ngành quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h khoản 1 Điều này đối với các phương tiện bao gồm: Phương tiện chở hàng có động cơ có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa, phương tiện chở người có sức chở từ 5 đến 12 người và có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN25: 2010/BGTVT. Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III thuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 5 của Thông tư này, nếu là Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 3 Mục III Phụ lục I của Thông tư này hoặc là Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 1 Mục III Phụ lục I của Thông tư này sẽ được thực hiện toàn bộ nhiệm vụ và phạm vi thực hiện nêu tại điểm này.

Điều 12. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II

1. Nhiệm vụ

Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này, Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Kiểm tra chứng nhận chất lượng đối với sản phẩm công nghiệp sử dụng trong đóng mới, hoán cải, lắp đặt trên phương tiện;

b) Giám định kỹ thuật, tham gia điều tra tai nạn đối với phương tiện thủy nội địa trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

c) Tham gia tập huấn nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên hạng III và hạng II khi được yêu cầu;

d) Kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của Đăng kiểm viên hạng III.

2. Phạm vi thực hiện

a) Thực hiện công tác kiểm tra đối với các loại phương tiện thủy nội địa (trừ tàu hàng có trọng tải toàn phần từ 2000 tấn trở lên; tàu dầu loại II có trọng tải toàn phần từ 1000 tấn trở lên, tàu dầu loại I có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên, tàu hàng cấp VR-SB có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên hoặc tàu khách cấp VR-SB có sức chở từ 50 người trở lên, tàu đệm khí, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng).

b) Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II, nếu là Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 4 Mục III Phụ lục I của Thông tư này hoặc là Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 2 Mục III Phụ lục I của Thông tư này sẽ được thực hiện toàn bộ khối lượng kiểm tra trên đà, hàng năm, bất thường đối với phương tiện nêu tại điểm a khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.

Điều 13. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I

1. Nhiệm vụ

Ngoài nhiệm vụ nêu tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này, Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Tham gia tập huấn nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên hạng II và hạng I khi được yêu cầu;

b) Kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của Đăng kiểm viên hạng II;

c) Nghiên cứu khoa học, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về những vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ đăng kiểm.

2. Phạm vi thực hiện

a) Thực hiện công tác kiểm tra đối với tất cả các loại phương tiện thủy nội địa;

b) Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I, nếu là Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 4 Mục III Phụ lục I của Thông tư này hoặc là Đăng kim viên chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 2 Mục III Phụ lục I của Thông tư này sẽ được thực hiện toàn bộ khối lượng kiểm tra trên đà, hàng năm, bất thường đối với phương tiện nêu tại điểm a khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.

Điều 14. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế

1. Nhiệm vụ

a) Thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa đổi đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện và phương tiện nhập khẩu; thẩm định thiết kế lập hồ sơ đối với phương tiện nhập khẩu, phương tiện đã đóng mà không có sự giám sát của đăng kiểm; thẩm định thiết kế các sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa; thẩm định thiết kế mẫu định hình;

b) Thẩm định hồ sơ, tài liệu hướng dẫn của tàu bao gồm Thông báo ổn định cho thuyền trưởng, Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu, Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm của tàu do chở các chất lỏng độc hại;

c) Lập hồ sơ đăng kiểm liên quan đến việc thẩm định thiết kế;

d) Tính phí, lệ phí thẩm định thiết kế theo quy định;

đ) Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm;

e) Tham gia hướng dẫn thực tập nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế.

2. Phạm vi thực hiện được thẩm định tất cả các loại thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa đã thực tập.

Điều 15. Nhiệm vụ của lãnh đạo đơn vị

1. Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát công tác đăng kiểm của đơn vị đăng kiểm đảm bảo đúng quy định.

2. T chức trin khai các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Chương IV

QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ, ĐĂNG KIỂM VIÊN, LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

Điều 16. Quyền hạn, trách nhiệm của nhân viên nghiệp vụ

1. Quyền hạn

a) Từ chối cấp hồ sơ đăng kiểm khi chủ phương tiện không nộp phí và lệ phí đăng kiểm theo quy định;

b) Bảo lưu và báo cáo cấp trên trực tiếp của lãnh đạo đơn vị khi ý kiến của mình khác với ý kiến của lãnh đạo đơn vị.

2. Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc được phân công trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật.

Điều 17. Quyền hạn, trách nhiệm của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra

1. Quyền hạn

a) Yêu cầu chủ phương tiện hoặc cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện, cơ sở sản xuất sản phẩm công nghiệp cung cấp hồ sơ kỹ thuật và tạo điều kin cần thiết để thực hiện công tác kiểm tra kỹ thuật, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường;

b) Bảo lưu và báo cáo lên cấp trên trực tiếp của lãnh đạo đơn vị khi ý kiến khác với quyết định của lãnh đạo đơn vị về kết luận đánh giá trạng thái kỹ thuật của phương tiện, sản phẩm công nghiệp;

c) Được ký và sử dụng ấn chỉ nghiệp vụ khi lập hồ sơ đăng kiểm cho phương tiện, sản phẩm công nghiệp theo quy định;

d) Từ chối thực hiện nhiệm vụ nếu công việc được phân công chưa được đào tạo hoặc vượt quá năng lực chuyên môn của Đăng kiểm viên hoặc khi nhận thấy các điều kiện để thực hiện công tác kiểm tra kỹ thuật, an toàn lao động tại hiện trường không bảo đảm.

2. Trách nhiệm

a) Thực hiện công tác đăng kiểm khách quan, đúng pháp luật, phù hợp với các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đăng kiểm;

b) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc được phân công trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật.

Điều 18. Quyền hạn, trách nhiệm của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế

1. Quyền hạn

a) Yêu cầu đơn vị thiết kế cung cấp hồ sơ kỹ thuật và tạo điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ;

b) Bảo lưu và báo cáo lên cấp trên ý kiến khác với quyết định của thủ trưởng đơn vị về kết luận đánh giá thiết kế phương tiện, sản phẩm công nghiệp;

c) Được ký và sử dụng ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ thẩm định thiết kế cho phương tiện, sản phẩm công nghiệp theo quy định hiện hành;

d) Từ chối thẩm định thiết kế phương tiện, sản phẩm công nghiệp nếu công việc được phân công chưa được đào tạo hoặc vượt quá năng lực chuyên môn của đăng kiểm viên.

2. Trách nhiệm

a) Thực hiện thẩm định thiết kế khách quan, đúng pháp luật, phù hp với các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận Đăng kim viên và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đăng kim;

b) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc được phân công trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật.

Điều 19. Quyền hạn, trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị

1. Được ký hồ sơ đăng kiểm theo quy định.

2. Hủy bỏ kết luận của Đăng kiểm viên khi xét thấy kết luận đó chưa đúng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3. Chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải và trước pháp luật về hoạt động của đơn vị đăng kiểm theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Chương V

TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIM, CÔNG NHẬN VÀ ĐÌNH CHỈ ĐĂNG KIM VIÊN

Điều 20. Tập huấn và thực tập nghiệp vụ đăng kiểm

1. Chương trình tập huấn nghiệp vụ và thực tập nghiệp vụ đăng kiểm thực hiện theo quy định tại Mục I và Mục II Phụ lục I của Thông tư này.

2. Nhân viên nghiệp vụ, Đăng kiểm viên sau khi hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ được cấp giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.

Điều 21. Thẩm quyền công nhận, đình chỉ Đăng kiểm viên

Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định công nhận, đình chỉ Đăng kiểm viên và thu hồi Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên theo quy định tại Thông tư này.

Điều 22. Hội đồng công nhận Đăng kiểm viên

1. Hội đồng công nhận Đăng kiểm viên có chức năng tham mưu cho Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam công nhận Đăng kiểm viên.

2. Thành phần hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên, gồm: Đại diện lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam là Chủ tịch hội đồng; thư ký hội đồng; thành viên thường trực và Đăng kiểm viên.

3. Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định thành lập và quy định cụ th quy chế làm việc của Hội đồng công nhận Đăng kim viên.

Điều 23. Hồ sơ đề nghị công nhận Đăng kiểm viên

Người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên hoàn thiện 01 bộ hồ sơ và nộp trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hình thức phù hợp khác. Hồ sơ bao gồm:

1. Hồ sơ công nhận Đăng kim viên lần đầu

a) Giấy đề nghị của đơn vị đăng kiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này (bản chính);

b) Lý lịch chuyên môn của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này (bản chính);

c) Bản sao kèm bản chính đ đối chiếu hoặc bản sao chứng thực các văn bằng chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ;

d) Báo cáo thực tập nghiệp vụ của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này (bản chính).

2. Hồ sơ công nhận lại Đăng kiểm viên

a) Giấy đề nghị của đơn vị đăng kiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này (bản chính);

b) Lý lịch chuyên môn của Đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này (bản chính) nếu có thay đổi so với hồ sơ công nhận lần đầu.

3. Hồ sơ công nhận nâng hạng Đăng kiểm viên

a) Giấy đề nghị của đơn vị đăng kiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này (bản chính);

b) Lý lịch chuyên môn của người được đề nghị nâng hạng Đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này (bản chính);

c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực các văn bằng chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ;

d) Báo cáo thực tập nghiệp vụ của người được đề nghị nâng hạng Đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này (bản chính).

Điều 24. Công nhận đăng kiểm viên lần đầu

1. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trong phạm vi 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn cho đơn vị đăng kiểm và ngưi được đề nghị công nhận Đăng kim viên hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất với đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên về thời gian, địa điểm để tiến hành kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế tối đa 03 tháng, kể từ ngày thông báo.

2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên; lập biên bản kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này. Nếu năng lực thực hành của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên không đạt thì thông báo cho đơn vị đăng kim và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên, thời gian kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ lại tối thiểu sau 03 tháng, kể từ ngày thông báo; nếu kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ lại không đạt thì Đăng kiểm viên phải được cập nhật lại lý thuyết trước khi đánh giá lần 2 sau 06 tháng, k từ ngày thông báo; nếu năng lực của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên đạt yêu cầu thì Hội đồng công nhận Đăng kiểm viên căn cứ tiêu chun đăng kiểm viên quy định tại Thông tư này và kết quả kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ theo biên bản kiểm tra quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này đề nghị Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định công nhận Đăng kiểm viên và cấp Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này trong phạm vi 03 ngày làm việc sau khi có kết quả kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên. Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp.

3. Kết quả công nhận Đăng kiểm viên được trả cho Đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên trực tiếp tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

Điều 25. Công nhận lại Đăng kiểm viên

1. Đăng kiểm viên đã hoàn thành nhiệm vụ, không bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào, trước khi Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên hết hiệu lực 03 tháng, gửi hồ sơ công nhận lại Đăng kiểm viên theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23 của Thông tư này. Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ, công nhận lại theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Thông tư này.

2. Người được công nhận là Đăng kiểm viên mà không thực hiện nhiệm vụ của Đăng kiểm viên ghi trong Phụ lục Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên trong thời gian 12 tháng, khi đơn vị đăng kiểm có giấy đề nghị công nhận lại Đăng kiểm viên theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23 của Thông tư này sẽ được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra lại thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Thông tư này trước khi được phép thực hiện nhiệm vụ của Đăng kiểm viên đã được công nhận.

3. Trong thời gian giữ hạng, nếu Đăng kiểm viên vi phạm kỷ luật bị đình chỉ nhiệm vụ, khi hết thời hạn kỷ luật, đơn vị đăng kiểm phải có giấy đề nghị công nhận lại Đăng kiểm viên theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23 của Thông tư này. Nếu Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên còn hiệu lực thì Cục Đăng kim Việt Nam sẽ ra văn bản công nhận lại Đăng kiểm viên. Trường hợp Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên hết hiệu lực thì Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ kiểm tra lại thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ, công nhận lại Đăng kiểm viên theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này.

Điều 26. Công nhận nâng hạng Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra

1. Đăng kiểm viên được nâng hạng cao hơn nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Thông tư này.

2. Trong thời gian giữ hạng, nếu Đăng kim viên bị đình chỉ từ 01 đến 03 tháng thì thời gian giữ hạng kéo dài thêm 12 tháng so với quy định tại khoản 3 Điều 6khoản 2 Điều 7 của Thông tư này; trường hợp bị đình chỉ từ 03 đến 06 tháng thì thời gian giữ hạng kéo dài thêm 18 tháng; trường hợp bị đình chỉ từ 06 đến 12 tháng thì thời gian giữ hạng kéo dài thêm 24 tháng.

3. Hồ sơ và trình tự, thủ tục đề nghị nâng hạng Đăng kiểm viên thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 23 và Điều 24 của Thông tư này.

Điều 27. Công nhận Đăng kiểm viên trong trường hợp đặc biệt                                          

1. Đăng kiểm viên tàu biển đã được công nhận theo quy định của pháp luật, cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền có kinh nghiệm giám sát chất lượng an toàn kỹ thuật tàu thuyền trong các đơn vị đóng mới, sửa chữa phương tiện, còn độ tuổi lao động sau khi tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa, có thời gian thực tập nghiệp vụ tối thiểu 3 tháng, sẽ được kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ để công nhận Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III.

2. Những người có chuyên môn thuộc ngành vỏ tàu thủy hoặc máy tàu thủy, còn trong độ tuổi lao động, được tổ chức đăng kiểm nước ngoài hoặc tổ chức có thẩm quyền xác nhận trình độ chuyên môn sẽ được Hội đồng công nhận Đăng kiểm viên xem xét hồ sơ, kiểm tra và đề nghị công nhận đăng kiểm viên.

3. Đối với các Đăng kiểm viên tàu biển đã được công nhận theo quy định của pháp luật sau thời gian 06 tháng kể từ ngày công nhận Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III, nếu được tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II và được đánh giá năng lực thực hành đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này sẽ được công nhận nâng hạng Đăng kiểm viên chuyên ngành hạng II; sau thời gian 06 tháng kể từ ngày công nhận Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II, nếu được tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I và được đánh giá năng lực thực hành đạt yêu cầu sẽ được công nhận nâng hạng Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I.

4. Thủ tục đề nghị công nhận Đăng kiểm viên

a) Trường hp đề nghị công nhận Đăng kiểm viên nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này, thủ tục đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 và Điều 24 của Thông tư này. Đối với trường hp quy định tại khoản 2 Điều này, trong hồ sơ đề nghị, văn bản xác nhận quy định tại khoản 2 Điều này thay thế báo cáo thực tập nghip vụ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23;

b) Trường hợp đề nghị công nhận nâng hạng Đăng kiểm viên nêu tại khoản 3 Điều này, thủ tục đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 23 và Điều 24 của Thông tư này.

Điều 28. Cấp lại Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên

Trường hp Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng, đơn vị đăng kiểm có văn bản đề nghị cấp lại nêu rõ lý do cấp lại. Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ cấp lại Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên trong thời hạn ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, trường hợp không cấp lại có văn bản nêu rõ lý do. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên được cấp lại bằng thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên bị mất, bị hư hỏng.

Điều 29. Đình chỉ Đăng kiểm viên

1. Đăng kiểm viên bị đình chỉ có thời hạn 01 tháng khi vi phạm một trong các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 9 của Thông tư số 42/2012/TT-BGTVT ngày 16 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kiểm.

2. Đăng kiểm viên bị đình chỉ đến 03 tháng khi vi phạm tối thiểu hai trong số các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 9 của Thông tư số 42/2012/TT-BGTVT hoặc vi phạm tối thiểu hai lần một trong các khoản này.

3. Đăng kiểm viên bị đình chỉ đến 06 tháng khi vi phạm một trong các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 9 của Thông tư số 42/2012/TT-BGTVT mà trước đó đã bị đình chỉ 03 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Đăng kiểm viên bị đình chỉ đến 12 tháng khi vi phạm một trong các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 9 của Thông tư số 42/2012/TT-BGTVT mà trước đó đã bị đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc bị kỷ luật cảnh cáo có liên quan đến công tác đăng kiểm.

5. Đăng kiểm viên bị thu hồi Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên khi vi phạm một trong các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 9 của Thông tư số 42/2012/TT-BGTVT mà trước đó đã bị đình chỉ đến 12 tháng hai lần trong thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam

1. Lập kế hoạch, chương trình, ban hành tài liệu tập huấn nghiệp vụ, tổ chức tập huấn nghiệp vụ; tổ chức kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên và cấp Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên theo quy định tại Thông tư này.

2. Hướng dẫn, kim tra, phát hiện và xử lý vi phạm các quy định của Thông tư này tại các đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa trên phạm vi toàn quốc.

Điều 31. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quy định của Thông tư này tại các đơn vị đăng kiểm của địa phương quản lý.

Điều 32. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

2. Bãi bỏ Quyết định số 2687/2000/QĐ-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Tiêu chuẩn chức trách và nhiệm vụ của Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa; bãi bỏ Điều 2 Thông tư số 34/2011/TT-BGTVT ngày 26/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2004 và Tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 2687/2000/QĐ-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Điều 33. Điều khoản chuyển tiếp

1. Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức rà soát và công nhận hạng Đăng kiểm viên phù hợp với tiêu chuẩn Đăng kiểm viên quy định tại Thông tư này đối với Đăng kiểm viên đang giữ hạng theo quy định tại Quyết định số 2687/2000/QĐ-BGTVT, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Các Đăng kiểm viên trên 50 tuổi hiện đang là Đăng kiểm viên hạng I, hạng II trước ngày Thông tư này có hiệu lực, được miễn chứng chỉ ngoại ngữ khi xem xét chuyển tiếp.

2. Lãnh đạo đơn vị, nhân viên nghiệp vụ đang làm việc tại các đơn vị đăng kiểm phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này trước ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Điều 34. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 34;
-
Văn phòng Chính phủ;
-
Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
-
UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
-
Các Thứ trưng Bộ GTVT;
-
Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
-
Công báo;
-
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
-
Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
-
Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
-
Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

PHỤ LỤC I

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ, THỰC TẬP NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành theo Thông tư s 49/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ VÀ ĐĂNG KIỂM VIÊN

Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ công tác tại đơn vị đăng kiểm phải được tập huấn theo chương trình do Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức theo quy định tại Phụ lục này.

1.1. Đối với Nhân viên nghiệp vụ

a) Giới thiệu về tổ chức Đăng kiểm Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp, quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kiểm.

b) Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật về các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ; yêu cầu về hồ sơ kiểm định; quản lý hồ sơ, báo cáo, truyền số liệu kiểm định.

c) Hướng dẫn sử dụng các chương trình, phần mềm quản lý có liên quan.

1.2. Đối với Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III

a) Giới thiệu về tổ chức Đăng kiểm Việt Nam; đạo đức nghề nghiệp; quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kim phương tiện thủy nội địa.

b) Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật: Các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa liên quan đến công việc của Đăng kiểm viên hạng III.

c) Hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy định và thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo chuyên ngành vỏ tàu thủy hoặc máy tàu thủy trong đóng mới, lần đầu, chu kỳ, bất thường cho phương tiện thủy nội địa chở hàng khô có chiều dài dưới 20 m, tng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa; phương tiện chở từ 5 đến 12 người và có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa.

d) Hướng dẫn các tiêu chun, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy định và thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo chuyên ngành vỏ tàu thủy hoặc máy tàu thủy trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa, lần đầu, chu kỳ, bất thường cho phương tiện thủy nội địa chở hàng khô có trọng tải dưới 200 tấn, tổng công suất máy chính dưới 135 sức ngựa, các loại tàu kéo, tàu đy, tàu công trình có chiều dài dưới 10 m, phương tiện chở dưới 50 người tổng công suất máy chính dưới 135 sức ngựa (trừ phà có trọng tải từ 50 tấn trở lên, tàu cấp VR-SB, tàu hai thân, tàu chở công te nơ, tàu cao tốc, tàu đệm khí, tàu cánh ngầm, tàu dầu, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hỏa lỏng).

đ) Hướng dẫn sử dụng thiết bị kiểm định và các chương trình, phần mềm quản lý đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

e) Học viên phải thực hành đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại các đơn vị đăng kiểm theo quy định.

1.3. Đối với Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II

a) Giới thiệu về tổ chức Đăng kiểm Việt Nam; đạo đức nghề nghiệp; quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

b) Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật: các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa liên quan đến công việc của Đăng kiểm viên hạng II.

c) Hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy định và hướng dẫn thực hiện kiểm tra an toàn k thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo chuyên ngành vỏ tàu thủy hoặc máy tàu thủy trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa, lần đầu, chu kỳ, bất thường cho phương tiện thủy nội địa (trừ tàu hàng có trọng tải từ 2000 tấn trở lên; tàu dầu loại II có trọng tải từ 1000 tấn trở lên, tàu dầu loại I và tàu cấp VR-SB có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên, tàu khách có chiều dài từ 50 m trở lên, tàu đệm khí, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng); hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn k thuật, quy trình, quy định và hướng dẫn thực hiện kiểm tra sản phẩm công nghiệp.

d) Hướng dẫn sử dụng thiết bị kiểm định và các chương trình, phần mềm quản lý đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

đ) Học viên phải thực hành đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại các đơn vị đăng kiểm theo quy định.

1.4. Đối với Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I

a) Giới thiệu về tổ chức Đăng kiểm Việt Nam; đạo đức nghề nghiệp; quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kim phương tiện thủy nội địa.

b) Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật: các văn bn quy phạm pháp luật về hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa liên quan đến công việc của Đăng kiểm viên hạng I.

c) Hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy định và hướng dẫn thực hiện kiểm tra an toàn k thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo chuyên ngành vỏ tàu thủy hoặc máy tàu thủy trong đóng mới, lần đầu, hoán cải, sửa chữa, chu kỳ, bất thường cho tất cả phương tiện thủy nội địa; Hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy định và hướng dẫn.

d) Hướng dẫn sử dụng thiết bị kiểm định và các chương trình, phần mềm quản lý đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

đ) Học viên phải thực hành đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại các đơn vị đăng kiểm theo quy định.

1.5. Đối với Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế

a) Giới thiệu về tổ chức Đăng kiểm Việt Nam; đạo đức nghề nghiệp; quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

b) Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật: các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

c) Hướng dẫn thẩm định thiết kế trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện và chế tạo sản phẩm công nghiệp theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm, và các hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan.

d) Hướng dẫn sử dụng các chương trình, phần mềm quản lý đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THC TẬP NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI ĐĂNG KIỂM VIÊN

Đăng kiểm viên phải thực tập nghiệp vụ tại đơn vị đăng kiểm theo nội dung quy định tại Phụ lục này. Thủ trưởng đơn vị đăng kiểm phân công Đăng kiểm viên hướng dẫn Đăng kiểm viên thực tập thực hiện đầy đủ nội dung dưới đây.

2.1. Thực tập nghiệp vụ của Đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra

2.1.1. Thực tập nghiệp vụ kiểm tra đóng mới phương tiện thủy nội địa

Đăng kiểm viên thực tập theo chuyên ngành đầy đủ nội dung đăng kiểm phương tiện thủy nội địa trong đóng mới, sửa chữa theo chương trình tập huấn, theo các cỡ loại, vật liệu, công dụng, theo phạm vi thực hiện của từng hạng đăng kiểm viên quy định tại các Điều 11, 12 và 13 của Thông tư này. Đăng kiểm viên thực tập phải thực hiện:

- Quan sát đăng kiểm viên hướng dẫn thực hiện, mỗi nội dung tối thiu 03 lần của 03 phương tiện khác nhau.

- Thực hành có hướng dẫn của Đăng kiểm viên hướng dẫn mỗi nội dung tối thiểu 03 lần của 03 phương tiện khác nhau.

- Thực hành độc lập mỗi nội dung tối thiểu 03 lần của 03 phương tiện khác nhau có sự chứng kiến của Đăng kiểm viên hướng dẫn.

a) Các hạng mục thực tập phần vỏ tàu đóng mới của Đăng kiểm viên hạng III kiểm tra các phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN25: 2010/BGTVT, bao gồm: phương tiện chở hàng có động cơ có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa, phương tiện chở người có sức chở từ 5 đến 12 người và có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa.

TT

Chủ đề thực tập

1

Kim tra lp ráp khung xương

2

Kim tra lp ráp vỏ

3

Kim tra hàn thân tàu

4

Kim tra thử kín nước hoặc kín dầu các két chứa, các cửa kín nước, các hộp van thông sông

5

Đo các kích thước chính của tàu, kẻ đường nước chở hàng, gắn dấu mạn khô thước nước

6

Kim tra trang thiết bị

7

Đo và xác định dung tích trọng tải, th tích chiếm nước của tàu

8

Kim tra trước khi hạ thủy

9

Thử đường dài

10

Gn s kim soát, tem kim định lên tàu

b) Các hạng mục thực tập phần vỏ tàu đóng mới của Đăng kiểm viên hạng III đối với phương tiện thủy nội địa có trọng tải toàn phần dưới 200 tấn, phương tiện thủy nội địa có động cơ tổng công suất máy chính dưới 135 sức ngựa, phương tiện thủy nội địa có sức chở dưới 50 người (trừ phà có trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên, tàu cấp VR-SB, tàu hai thân, tàu chở công te nơ, tàu có thiết bị nâng có sức nâng trên 01 tấn; tàu cao tốc; tàu đệm khí, tàu cánh ngầm, tàu dầu, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng).

TT

Chủ đề thực tập

1

Kim tra phóng dạng tàu trên sàn phóng

2

Kim tra sự phù hp giữa vật liệu thực tế và thiết kế được duyệt

3

Kiểm tra các chi tiết, các cụm chi tiết và lắp ráp khung xương

4

Kim tra lp ráp vỏ

5

Kim tra hàn thân tàu

6

Kim tra thử kín nước hoặc kín du các két chứa, các cửa kín nước, các hộp van thông sông

7

Đo các kích thước chính của tàu, kẻ đường nước chở hàng, gn du mạn khô thước nước

8

Kim tra các trang thiết bị

9

Đo và xác định dung tích trọng tải, thể tích chiếm nước của tàu

10

Kim tra trước khi hạ thủy

11

Giám sát và duyệt kết quả thử nghiêng

12

Thử tại bến

13

Thử đường dài

14

Gn s kim soát, tem kim định lên tàu

c) Các hạng mục thực tập phn vỏ tàu đóng mới của Đăng kim viên hạng II đối với tất cả các loại phương tiện thủy nội địa (trừ tàu hàng có trọng tải toàn phần từ 2000 tấn trở lên, tàu dầu loại II có trọng tải toàn phần từ 1000 tấn trở lên, tàu dầu loại I có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên, tàu hàng cấp VR-SB có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên hoặc tàu khách cấp VR-SB có sức chở từ 50 người trở lên, tàu đệm khí, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng).

TT

Chủ đề thực tập

1

Kiểm tra phóng dạng tàu trên sàn phóng

2

Kiểm tra vật liệu

3

Kiểm tra các chi tiết, các cụm chi tiết

4

Kiểm tra lắp ráp khung xương

5

Kiểm tra lắp ráp tôn vỏ

6

Kiểm tra lắp ráp các phân đoạn, tng đoạn

7

Kiểm tra đu lp các tng đoạn

8

Kiểm tra cht lượng hàn thân tàu, k cả kiểm tra không phá hủy

9

Kiểm tra thử thủy lực, thử kín nước hoặc kín du các két chứa, các cửa kín nước, các hộp van thông sông, thử không phá hủy

10

Kiểm tra đo các kích thước chính của tàu, kẻ đường nước chở hàng, gn du mạn khô thước nước

11

Kiểm tra lp đặt thiết bị lái, thiết bị neo, chân vịt, các lô thoát nước đáy, mạn tàu và trang thiết bị phần chìm khác

12

Kiểm tra các trang thiết bị

13

Kiểm tra trang thiết bị vô tuyến điện

14

Kiểm tra kết cu chng cháy

15

Đo và xác định dung tích trọng tải, th tích chiếm nước của tàu

16

Kiểm tra trước khi hạ thủy

17

Giám sát và duyệt kết quả thử nghiêng

18

Thử tại bến

19

Thử đường dài

20

Gn s kiểm soát, tem kim định lên tàu

d) Các hạng mục thực tập phần vỏ tàu đóng mới của Đăng kiểm viên hạng I

TT

Chủ đề thực tập

1

Kiểm tra phóng dạng; tàu trên sàn phóng

2

Kiểm tra vật liệu

3

Kiểm tra các chi tiết, các cụm chi tiết

4

Kiểm tra lắp ráp khung xương

5

Kiểm tra lắp ráp tôn vỏ

6

Kiểm tra lắp ráp các phân đoạn, tng đoạn

7

Kiểm tra đu lp các tng đoạn

8

Kiểm tra chất lượng hàn thân tàu, kể cả kiểm tra không phá hủy

9

Kiểm tra thử thủy lực, thử kín nước hoặc kín dầu các két chứa, các cửa kín nước, các hộp van thông sông, thử không phá hủy

10

Kiểm tra đo các kích thước chính của tàu, kẻ đường nước chở hàng, gn du mạn khô thước nước

11

Kiểm tra lắp đặt thiết bị lái, thiết bị neo, chân vịt, các lỗ thoát nước đáy, mạn tàu và trang thiết bị phần chìm khác

12

Kiểm tra các trang thiết bị

13

Kiểm tra trang thiết bị vô tuyến điện

14

Kiểm tra kết cu chng cháy

15

Đo và xác định dung tích trọng tải, th tích chiếm nước của tàu

16

Kiểm tra trước khi hạ thủy

17

Giám sát và duyệt kết quả thử nghiêng

18

Thử tại bến

19

Thử đường dài

20

Gn s kim soát, tem kim định lên tàu

21

Kiểm tra kết cấu của tàu du

22

Kiểm tra kết cấu tàu chở hóa cht nguy him

23

Kiểm tra kết cấu tàu chở khí hóa lỏng

24

Kiểm tra kết cấu tàu đệm khí

e) Các hạng mục thực tập phần máy tàu và điện tàu trong đóng mới của Đăng kiểm viên hạng III đối với các phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN25: 2010/BGTVT, bao gồm: phương tiện chở hàng có động cơ có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa, phương tiện chở người có sức chở từ 5 đến 12 người và có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa.

TT

Chủ đề thực tập

1.

Kiểm tra máy chính, máy phụ, thử hoạt động

2

Thử hoạt động các bơm và hệ thng ng

3

Kiểm tra trang thiết bị ngăn ngừa ô nhim

4

Kiểm tra các trang thiết bị điện

g) Các hạng mục thực tập phn máy tàu và điện tàu trong đóng mới của Đăng kiểm viên hạng III đối với phương tiện thủy nội địa có trọng tải toàn phần dưới 200 tấn, phương tiện thủy nội địa có động cơ tổng công suất máy chính dưới 135 sức ngựa, phương tiện thủy nội địa có sức chở dưới 50 người (trừ phà có trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên, tàu cấp VR-SB, tàu hai thân, tàu chở công te nơ, tàu có thiết bị nâng có sức nâng trên 01 tấn, tàu cao tốc, tàu đệm khí, tàu cánh ngầm, tàu dầu, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng).

TT

Chủ đ thực tập

1

Kiểm tra lắp đặt máy chính, máy phụ

2

Kiểm tra chế tạo hệ trục

3

Kiểm tra lp đặt hệ trục chân vịt

4

Kiểm tra lp đặt chân vịt

5

Thử thủy lực, thử kín hệ thng đường ng sau khi đã lp đặt trên tàu

6

Thử hoạt động các bơm trên tàu

7

Kiểm tra, thử máy lái

8

Kiểm tra trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm

9

Kiểm tra thử hệ thng máy tàu tại bến

10

Thử đường dài phn máy tàu

11

Kiểm tra thiết bị điện

12.

Thử máy phát điện, thử các bảng điện, hệ thng điện sự c

13

Thử các thiết bị thông tin liên lạc trên tàu và các thiết bị tín hiệu

h) Các hạng mục thực tập phần máy và điện tàu trong đóng mới của Đăng kiểm viên hạng II đối với tất cả các loại phương tiện thủy nội địa (trừ tàu hàng có trọng tải toàn phần từ 2000 tấn trở lên, tàu dầu loại II có trọng tải toàn phần từ 1000 tấn trở lên, tàu dầu loại I có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên, tàu hàng cấp VR-SB có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên hoặc tàu khách cấp VR-SB có sức chở từ 50 người trở lên, tàu đệm khí, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng).

TT

Chủ đề thực tập

1

Kiểm tra lắp đặt máy chính, máy phụ

2

Kiểm tra chế tạo hệ trục

3

Kiểm tra lắp đặt hệ trục chân vịt

4

Kiểm tra lắp đặt chân vịt

5

Thử thủy lực, thử kín hệ thống đường ng sau khi đã lắp đặt trên tàu

6

Thử thiết bị an toàn ni hơi

7

Thử bình áp lực

8

Thử hoạt động các bơm trên tàu

9

Kiểm tra, thử máy lái

10

Kiểm tra và thử hệ thng lạnh

11

Kiểm tra trang thiết bị ngăn ngừa ô nhim

12

Thử hoạt động các thiết bị điều khiển từ xa các thiết bị đóng các lỗ khoét, thiết bị điều khiển từ xa của cơ cấu, các thiết bị điều khiển tự động, thiết bị lái, thiết bị chằng buộc, đường ống...

13

Kiểm tra hệ thống làm hàng trên các tàu du

14

Kiểm tra thử hệ thống máy tàu tại bến

15

Thử đường dài phn máy tàu

16

Kiểm tra thiết bị điện

17

Thử máy phát điện, thử các bảng điện

18

Thử hệ thống điện sự c

19

Thử hệ thống kim soát và thiết bị báo động

20

Thử các thiết bị thông tin liên lạc trên tàu và các thiết bị tín hiệu

21

Thử các thiết bị điều khin từ xa của máy chính

22

Kiểm tra, thử hoạt động thiết bị vô tuyến điện, trang bị hàng giang, hàng hải

23

Kiểm tra máy tàu cao tc

24

Kiểm tra máy tàu của tàu du loại II có trng tải dưới 1000 tn

25

Kiểm tra máy tàu của tàu dầu loại I có trọng tải dưới 500 tấn

i) Các hạng mục thực tập phần máy tàu và điện tàu trong đóng mới của Đăng kiểm viên hạng I

TT

Chủ đề thực tập

1

Kiểm tra lắp đặt máy chính, máy phụ

2

Kiểm tra chế tạo hệ trục

3

Kiểm tra lắp đặt hệ trục chân vịt

4

Kiểm tra lắp đặt chân vịt

5

Thử thủy lực, thử kín hệ thống đường ng sau khi đã lắp đặt trên tàu

6

Thử thiết bị an toàn ni hơi

7

Thử bình áp lực

8

Thử hoạt động các bơm trên tàu

9

Kiểm tra, thử máy lái

10

Kiểm tra và thử hệ thống lạnh

11

Kiểm tra trang thiết bị ngăn ngừa ô nhim

12

Thử hoạt động các thiết bị điều khiển từ xa các thiết bị đóng các lỗ khoét, thiết bị điều khiển từ xa của cơ cấu, các thiết bị điều khiển tự động, thiết bị lái, thiết bị chằng buộc, đường ống...

13

Kiểm tra hệ thống làm hàng trên các tàu du, chở khí hóa lỏng, tàu chở hóa chất nguy hiểm

14

Kiểm tra thử hệ thống máy tàu tại bến

15

Thử đường dài phn máy tàu

16

Kiểm tra thiết bị điện

17

Thử máy phát điện, thử các bảng điện

18

Thử hệ thống điện sự c

19

Thử hệ thống kim soát và thiết bị báo động

20

Thử các thiết bị thông tin liên lạc trên tàu và các thiết bị tín hiệu

21

Thử các thiết bị điều khin từ xa của máy chính

22

Kiểm tra, thử hoạt động thiết bị vô tuyến điện, trang bị hàng giang, hàng hải

23

Kiểm tra máy tàu cao tc

24

Kiểm tra máy tàu của tàu du loại II từ 1000 tn trở lên

25

Kiểm tra máy của tàu du loại I

26

Kiểm tra máy của tàu chở khí hóa lỏng

27

Kiểm tra máy của tàu chở hóa chất nguy hiểm

28

Kiểm tra máy của tàu đệm khí

2.1.2. Thực tập nghiệp vụ kiểm tra phương tiện thủy nội địa trong khai thác

Thực tập theo chuyên ngành đầy đủ nội dung các loại hình kiểm tra của phương tiện thủy nội địa đang khai thác theo chương trình tập huấn, theo các cỡ loại, vật liệu, công dụng quy định tại phạm vi thực hiện của từng hạng đăng kiểm viên quy định tại các Điều 11, 12 và 13 của Thông tư này. Đăng kiểm viên thực tập phải thực hiện:

- Quan sát đăng kiểm viên hướng dẫn thực hiện, mỗi nội dung của một loại hình kiểm tra tối thiểu 03 lần của 03 phương tiện khác nhau.

- Thực hành có hướng dẫn của Đăng kiểm viên hướng dẫn mỗi nội dung của một loại hình kiểm tra tối thiểu 03 lần của 03 phương tiện khác nhau.

- Thực hành độc lập mỗi nội dung của một loại hình kiểm tra tối thiểu 03 lần của 03 phương tiện khác nhau có sự chứng kiến của Đăng kiểm viên hướng dẫn.

a) Hạng mục thực tập nghiệp vụ kiểm tra phương tiện thủy nội địa trong khai thác của Đăng kiểm viên hạng III đối với các phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN25:2010/BGTVT, bao gồm: phương tiện chở hàng có động cơ có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa, phương tiện chở người có sức chở từ 5 đến 12 người và có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa.

TT

Chủ đ thực tập

1

Kiểm tra ln đu thân tàu và trang thiết bị

2

Kiểm tra trên đà thân, tàu và trang thiết bị

3

Kiểm tra hàng năm thân tàu và trang thiết bị

4

Kiểm tra lần đầu hệ thống máy tàu, điện tàu

5

Kiểm tra hàng năm hệ thống máy tàu, điện tàu

6

Kiểm tra tai nạn, hư hỏng thân tàu, máy tàu

b) Hạng mục thực tập nghiệp vụ kiểm tra phương tiện thủy nội địa trong khai thác của Đăng kiểm viên hạng III đối với phương tiện thủy nội địa có trọng tải toàn phần dưới 200 tấn, phương tiện thủy nội địa có động cơ tổng công suất máy chính dưới 135 sức ngựa, phương tiện thủy nội địa có sức chở dưới 50 người (trừ phà có trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên, tàu cấp VR-SB, tàu hai thân, tàu chở công te nơ, tàu có thiết bị nâng có sức nâng trên 01 tấn, tàu cao tốc, tàu đệm khí, tàu cánh ngầm, tàu dầu, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng).

TT

Chủ đề thực tập

1

Kiểm tra ln đu thân tàu và trang thiết bị

2

Kiểm tra định kỳ thân tàu và trang thiết bị

3

Kiểm tra trên đà thân tàu và trang thiết bị

4

Kiểm tra hàng năm thân tàu và trang thiết bị

5

Kiểm tra ln đu hệ thống máy tàu, điện tàu

6

Kiểm tra định kỳ hệ thống máy tàu, điện tàu

7

Kiểm tra hàng năm hệ thống máy tàu, điện tàu

8

Kiểm tra trang bị hàng giang, trang bị an toàn, tín hiệu

9

Kiểm tra trục chân vịt và ống bao trục

10

Khảo sát sửa chữa thân tàu

11

Đo chiu dày tôn vỏ và kết cấu tàu

12

Kiểm tra tai nạn, hư hỏng thân tàu

13

Kiểm tra tai nạn, hư hỏng hệ thống máy tàu

14

Kiểm tra tàu chở khách

c) Hạng mục thực tập nghiệp vụ kiểm tra phương tiện thủy nội địa trong khai thác của Đăng kiểm viên hạng II đối với tất cả các loại phương tiện thủy nội địa (trừ tàu hàng có trọng tải toàn phần từ 2000 tấn trở lên, tàu dầu loại II có trọng tải toàn phần từ 1000 tấn trở lên, tàu dầu loại I có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên, tàu hàng cấp VR-SB có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên hoặc tàu khách cấp VR-SB có sức chở từ 50 người trở lên, tàu đệm khí, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng).

TT

Chủ đ thực tập

1

Kiểm tra lần đầu thân tàu và trang thiết bị

2

Kiểm tra định kỳ thân tàu và trang thiết bị

3

Kiểm tra trên đà thân tàu và trang thiết bị

4

Kiểm tra hàng năm, trung gian thân tàu và trang thiết bị

5

Kiểm tra ln đu hệ thống máy tàu, điện tàu

6

Kiểm tra định kỳ hệ thống máy tàu, điện tàu

7

Kiểm tra hàng năm, trung gian hệ thống máy tàu, điện tàu

8

Kiểm tra thiết bị vô tuyến điện

9

Kiểm tra trang bị hàng giang, trang bị an toàn, tín hiệu

10

Kiểm tra trục chân vịt và ng bao trục

11

Kiểm tra trang bị tự động hóa

12

Khảo sát sửa chữa thân tàu

13

Đo chiu dày tôn vỏ và kết cấu tàu

14

Kiểm tra tai nạn, hư hỏng thân tàu

15

Kiểm tra tai nạn, hư hỏng hệ thống máy tàu

16

Kiểm tra tàu chở khách

17

Kiểm tra tàu vỏ nhôm

18

Kiểm tra tàu ct sợi thủy tinh

19

Kiểm tra tàu vật liệu khác

20

Khảo sát sửa chữa thân tàu

21

Kiểm tra giám định trạng thái tàu

22

Kiểm tra tàu chở du loại II có trọng tải dưới 1000 tn

23

Kiểm tra tàu chở du loại I, tàu cp VR-SB có trọng tải dưới 500 tn

24

Kiểm tra tàu cao tc

25

Kiểm tra tàu th thao, giải trí

d) Hạng mục thực tập nghiệp vụ kiểm tra phương tiện thủy nội địa trong khai thác của Đăng kiểm viên hạng I

TT

Chủ đ thực tập

1

Kiểm tra ln đu thân tàu và trang thiết bị

2

Kiểm tra định kỳ thân tàu và trang thiết bị

3

Kiểm tra trên đà thân tàu và trang thiết bị

4

Kiểm tra hàng năm, trung gian thân tàu và trang thiết bị

5

Kiểm tra lần đầu hệ thống máy tàu, điện tàu

6

Kiểm tra định kỳ hệ thống máy tàu, điện tàu

7

Kiểm tra hàng năm, trung gian hệ thống máy tàu, điện tàu

8

Kiểm tra thiết bị vô tuyến điện

9

Kiểm tra thiết bị, trang bị hàng giang, an toàn, tín hiệu

10

Kiểm tra trục chân vịt và ng bao trục

11

Kiểm tra trang bị tự động hóa

12

Khảo sát sửa chữa thân tàu

13

Đo chiu dày tôn vỏ và kết cấu tàu

14

Kiểm tra tai nạn/hư hỏng thân tàu

15

Kiểm tra tai nạn/hư hỏng hệ thống máy tàu

16

Kiểm tra tàu chở khách

17

Kiểm tra tàu vỏ nhôm

18

Kiểm tra tàu bng ct sợi thủy tinh

19

Kiểm tra tàu vật liệu khác

20

Khảo sát sửa chữa thân tàu

21

Kiểm tra giám định trạng thái tàu

22

Kiểm tra tàu chở du (tt cả các loại)

23

Kiểm tra tàu cp VR-SB

24

Kiểm tra tàu cao tc

25

Kiểm tra tàu hàng có trọng tải toàn phn trên 2000 tn

26

Kiểm tra tàu đệm khí

27

Kiểm tra tàu chở hóa cht nguy him

28

Kiểm tra tàu chở khí hóa lỏng

2.1.3. Hạng mục thực tập nghiệp vụ kiểm tra và chứng nhận chất lượng sản phẩm công nghiệp tại nhà sản xuất

Đăng kiểm viên hạng I, II phải thực tập đầy đủ nội dung kiểm tra và chứng nhận chất lượng sản phm công nghiệp theo phạm vi thực hiện của từng hạng đăng kiểm viên quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Thông tư này. Đăng kiểm viên thực tập phải thực hiện:

- Quan sát Đăng kiểm viên hướng dẫn thực hiện, mỗi nội dung tối thiểu 03 lần của 03 phương tiện khác nhau.

- Thực hành có hướng dẫn của Đăng kiểm viên hướng dẫn mỗi nội dung tối thiểu 03 lần của 03 phương tiện khác nhau.

- Thực hành độc lập mỗi nội dung tối thiểu 03 lần của 03 phương tiện khác nhau có sự chứng kiến của Đăng kiểm viên hướng dẫn.

Hạng mục thực tập nghiệp vụ kiểm tra và chứng nhận chất lượng sản phẩm công nghiệp tại nhà sản xuất

TT

Chủ đề thực tập

1

Vật liệu

2

Máy chính

3

Máy lái điện, điện thủy lực, thủy lực

4

Máy kéo neo, tời

5.

Neo, xích neo

6

Chân vịt

7

Dây cáp thép, cáp sợi

8

Xuồng cứu sinh và thiết bị nâng hạ

9

Phao cứu sinh

10

Trục chân vịt

11

Động cơ, máy phát điện

12

Hệ thống thiết bị cứu hỏa

13

Ni hơi

14

Bình áp lực

15

Thiết bị nâng trên tàu

16

Móc kéo

17

Vô tuyến điện và phao vô tuyến chỉ báo vị trí sự c qua vệ tinh (S.EPIRB)

2.2. Thực tập thẩm định thiết kế của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế

Đăng kiểm viên thực tập phải thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế tại đơn vị đăng kiểm theo nội dung quy định tại Phụ lục này. Thủ trưởng đơn vị đăng kiểm phân công Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế hướng dẫn đăng kiểm viên thực tập thực hiện đầy đủ nội dung vi các loại hình thiết kế của phương tiện thủy nội địa theo các cỡ, vật liệu, công dụng dưới đây:

- Quan sát đăng kiểm viên hướng dẫn thực hiện, mỗi nội dung của một loại hình thiết kế tối thiểu 03 lần của 03 phương tiện khác nhau.

- Thực hành có hướng dẫn của Đăng kiểm viên hướng dẫn mỗi nội dung của một loại hình thiết kế của mỗi loại phương tiện tối thiểu 03 lần.

- Thực hành độc lập mỗi một loại hình thiết kế của mỗi loại phương tiện tối thiểu 03 lần của 03 phương tiện khác nhau có sự chứng kiến của Đăng kiểm viên hướng dẫn.

2.2.1. Thực tập thẩm định thiết kế phương tiện

TT

Chủ đề thực tập

Phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 25:2010/BGTVT

Phần vỏ tàu

1

Thm định thiết kế kết cấu thân tàu hàng khô vỏ thép

2

Thẩm định thiết kế ổn định, mạn khô của tàu hàng khô vỏ thép

3

Thẩm định thiết kế trang thiết bị của tàu hàng khô vỏ thép

4

Thẩm định thiết kế thân tàu hàng khô vỏ gỗ với nội dung nêu tại các điểm 1,2,3 của Bảng này

5

Thẩm định thiết kế thân tàu hàng khô vỏ chất dẻo cốt sợi thủy tinh (FRP) với nội dung nêu tại các điểm 1, 2, 3 của Bảng này

6

Thm định thiết kế thân tàu vỏ nhôm với nội dung nêu tại các điểm 1,2,3 Bảng này

7

Thẩm định thiết kế thân tàu hàng khô vỏ xi măng lưới thép với nội dung nêu tại các điểm 1,2,3 của Bảng này

8

Thẩm định thiết kế thân tàu khách vỏ thép với nội dung nêu tại các điểm 1, 2, 3 của Bảng này

9

Thẩm định thiết kế thân tàu khách vỏ gỗ với nội dung nêu tại các điểm 1, 2, 3 của Bảng này

10

Thẩm định thiết kế thân tàu khách vỏ nhôm với nội dung nêu tại các điểm 1, 2, 3 Bảng này

11

Thẩm định thiết kế thân tàu khách vỏ chất dẻo cốt sợi thủy tinh (FRP) với nội dung nêu tại các điểm 1,2,3 của Bảng này

12

Thm định thiết kế thân tàu khách vỏ xi măng lưới thép với nội dung nêu tại các điểm 1, 2, 3 của Bảng này

13

Thm định thiết kế hoán cải tàu hàng khô, tàu khách

Phn máy tàu

14

Thm định thiết kế phần máy tàu của tàu hàng khô, tàu khách vỏ thép

15

Thẩm định thiết kế phần máy tàu của tàu hàng khô, tàu khách vỏ nhôm

16

Thẩm định thiết kế phần máy tàu của tàu hàng khô, tàu khách vỏ g

17

Thẩm định thiết kế phần máy tàu của tàu hàng khô, tàu khách vỏ chất dẻo cốt sợi thủy tinh

18

Thẩm định thiết kế phần máy tàu của tàu hàng khô, tàu khách vỏ xi măng lưới thép

19

Thẩm định thiết kế hoán cải phần máy tàu

TT

Chủ đề thực tập

Phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 72:2013/BGTVT và các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan

Phần vỏ tàu

1

Thẩm định thiết kế kết cấu thân tàu hàng khô vỏ thép

2

Thẩm định thiết kế n định của tàu hàng khô vỏ thép

3

Thẩm định thiết kế mạn khô của tàu hàng khô vỏ thép

4

Thẩm định thiết kế trang thiết bị của tàu hàng khô vỏ thép

5

Thẩm định thiết kế thân tàu hàng khô vỏ g (kết cấu, n định, mạn khô, trang thiết bị)

6

Thẩm định thiết kế thân tàu vỏ cht dẻo ct sợi thủy tinh (FRP) (kết cấu, ổn định, mạn khô, trang thiết bị)

7

Thẩm định thiết kế thân tàu vỏ nhôm (kết cấu, ổn định, mạn khô, trang thiết bị)

8

Thẩm định thiết kế thân tàu hàng khô vỏ xi măng lưới thép (kết cấu, ổn định, mạn khô, trang thiết bị)

9

Thẩm định thiết kế thân tàu khách chở dưới 50 người, vỏ thép (kết cấu, ổn định, mạn khô, trang thiết bị)

10

Thẩm định thiết kế thân tàu khách chở dưới 50 người, vỏ nhôm (kết cấu, ổn định, mạn khô, trang thiết bị)

11

Thẩm định thiết kế thân tàu khách chở dưới 50 người, vỏ cht dẻo ct sợi thủy tinh (FRP) (kết cấu, ổn định, mạn khô, trang thiết bị)

12

Thẩm định thiết kế thân tàu chở dưới 50 người, tổng công suất máy chính dưới 135 cv vỏ xi măng lưới thép (kết cấu, ổn định, mạn khô, trang thiết bị)

13

Thẩm định thiết kế hoán cải tàu hàng khô, tàu khách đi với các loại vật liệu

14

Thẩm định thiết kế sửa đi tàu hàng khô, tàu khách

15

Thẩm định thông báo ổn định cho tàu khách

16

Thẩm định thiết kế phn thân tàu hàng khô vỏ thép có trọng tải trên 2000 tn (kết cấu, ổn định, mạn khô, trang thiết bị), trong đóng mới

17

Thẩm định thiết kế phần thân tàu của tàu dầu vỏ thép ( kết cấu, ổn định, mạn khô, trang thiết bị tàu dầu loại II, tàu dầu loại I trong đóng mới

18

Thẩm định thiết kế phn thân tàu của tàu cp VR-SB trong đóng mới

19

Thẩm định thiết kế phn thân tàu của tàu chở khí hóa lỏng trong đóng mới

20

Thẩm định thiết kế phần thân tàu của tàu chở hàng nguy him trong đóng mới

21

Thẩm định thiết kế phn thân tàu của tàu đệm khí trong đóng mới

Phần máy tàu

22

Thm định thiết kế phần máy chính của tàu hàng khô vỏ thép trong đóng mới

23

Thẩm định thiết kế phn máy phụ của tàu hàng khô vỏ thép trong đóng mới

24

Thẩm định thiết kế phần các hệ thống phục vụ của tàu hàng khô vỏ thép trong đóng mới

25

Thẩm định thiết kế phần điện của tàu hàng khô vỏ thép trong đóng mới

26

Thẩm định thiết kế phn phòng cháy, phát hiện cháy và chữa cháy của tàu hàng khô vỏ thép trong đóng mới

27

Thẩm định thiết kế phn máy chính của tàu hàng khô vỏ g trong đóng mới (máy chính, máy phụ, điện, phòng cháy, phát hiện cháy và chữa cháy )

28

Thẩm định thiết kế phần máy chính của tàu hàng khô vỏ nhôm trong đóng mới (máy chính, máy phụ, điện, phòng cháy, phát hiện cháy và chữa cháy)

29

Thẩm định thiết kế phần máy chính của tàu hàng khô vỏ chất dẻo cốt sợi thủy tinh trong đóng mới (máy chính, máy phụ, điện, phòng cháy, phát hiện cháy và chữa cháy)

30

Thẩm định thiết kế phn máy chính của tàu hàng khô vỏ xi măng lưới thép trong đóng mới (máy chính, máy phụ, điện, phòng cháy, phát hiện cháy và chữa cháy)

31

Thẩm định thiết kế phn máy chính của tàu khách chở dưới 50 khách trong đóng mới ( máy chính, máy phụ, điện, phòng cháy, phát hiện cháy và chữa cháy)

32

Thẩm định thiết kế phn máy chính của tàu khách chở dưới 50 khách trong đóng mới (máy chính, máy phụ, điện, phòng cháy, phát hiện cháy và chữa cháy) cho các loại vật liệu khác nhau gồm thép, nhôm, xi măng lưới thép, gỗ, FRP

33

Thẩm định thiết kế phn máy tàu, điện của tàu du vỏ thép (kết cấu, ổn định, mạn khô, trang thiết bị tàu dầu loại II, tàu dầu loại I trong đóng mới

34

Thẩm định thiết kế phần máy tàu, điện của tàu công trình (tàu cuốc, tàu hút) trong đóng mới

35

Thẩm định thiết kế phần máy tàu, điện của tàu kéo, tàu đẩy trong đóng mới

36

Thẩm định thiết kế máy tàu, điện của tàu khách chở từ 50 khách trở lên, cho các loại vật liệu thép, gỗ, FRP, nhôm trong đóng mới

37

Thẩm định thiết kế máy tàu, điện của tàu khách lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, cho các loại vật liệu thép, gỗ, FRP trong đóng mới

38

Thẩm định thiết kế máy tàu, điện của tàu cp VR-SB trong đóng mới

39

Thẩm định thiết kế máy tàu, điện của tàu đặt cu trong đóng mới

40

Thẩm định thiết kế máy tàu, điện của tàu cao tốc trong đóng mới

41

Thẩm định thiết kế máy tàu của tàu hai thân trong đóng mới

42

Thẩm định thiết kế máy tàu, điện của tàu th thao, vui chơi giải trí trong đóng mới

43

Thẩm định thiết kế phn phòng cháy, phát hiện cháy và chữa cháy cho các loại tàu dầu, tàu chở khách, tàu lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà nổi, khách sạn nổi

44

Thẩm định Kế hoạch ứng cứu ô nhim du của tàu, Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm của tàu do chở các chất lỏng độc hại

45

Thẩm định thiết kế sản phẩm công nghiệp

46

Thẩm định thiết kế phn máy tàu, điện, phòng cháy, phát hiện cháy và chữa cháy của tàu chở khí hóa lỏng trong đóng mới

47

Thẩm định thiết kế phần máy tàu, điện, phòng cháy, phát hiện cháy và chữa cháy của tàu chở hàng nguy hiểm trong đóng mới

48

Thẩm định thiết kế phần máy tàu, điện, phòng cháy, phát hiện cháy và chữa cháy của tàu đệm khí trong đóng mới

2.2.2. Thực tập thẩm định thiết kế sản phẩm công nghiệp

TT

Chủ đ thực tập

1

Máy lái điện, điện thủy lực, thủy lực

2

Máy kéo neo, tời

3

Thiết bị cứu sinh, cp cứu

4

Hệ thống thiết bị cứu hỏa

5

Thiết bị nâng trên tàu

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BỔ SUNG

3.1. Đối tượng và chương trình đào tạo

a) Người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên thuộc một trong các ngành điện tàu thủy, cơ khí, cơ khí động lực, cơ khí ô tô được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III kiểm tra vỏ tàu sau khi được đào tạo bổ sung chuyên môn theo chương trình 1 khoản 3.3 mục này.

b) Người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên thuộc ngành điện tàu thủy, cơ khí, cơ khí động lực, cơ khí ô tô được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III kiểm tra máy và điện tàu sau khi được đào tạo bổ sung chuyên môn theo chương trình 3 khoản 3.3 mục này.

c) Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu hạng III thuộc các ngành nêu ở các điểm b và c khoản 1 Điều 5 của Thông tư này được bổ sung kiểm tra vỏ tàu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 của Thông tư này sau khi được đào tạo bổ sung chuyên môn theo chương trình 1 khoản 3.3 mục này.

d) Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu hạng III thuộc các ngành nêu ở các điểm b và c khoản 1 Điều 5 của Thông tư này được bổ sung kiểm tra máy và điện tàu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 của Thông tư này sau khi được đào tạo bổ sung chuyên môn theo chương trình 3 khoản 3.3 mục này.

đ) Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu hạng III thuộc các ngành nêu ở điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này và Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu hạng II, hạng I được bổ sung kiểm tra vỏ tàu theo quy định tại khoản 2 Điều 11, điểm b khoản 2 Điều 12điểm b khoản 2 Điều 13 của Thông tư này sau khi được đào tạo bổ sung chuyên môn theo chương trình 2 khoản 3.3 mục này.

e) Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu hạng III thuộc các ngành nêu ở điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này và Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu hạng II, hạng I được bổ sung kiểm tra máy và điện tàu theo quy định tại khoản 2 Điều 11, điểm b khoản 2 Điều 12điểm b khoản 2 Điều 13 của Thông tư này sau khi được đào tạo bổ sung chuyên môn theo chương trình 4 khoản 3.3 mục này.

3.2. Tổ chức, thực hiện đào tạo: Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức, giáo viên của các trường đại học thực hiện.

3.3. Nội dung chương trình đào tạo bổ sung và thời gian đào tạo

a) Chương trình 1 (đào tạo bổ sung chuyên môn để kiểm tra vỏ tàu đối với phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN25: 2010/BGTVT, bao gồm: phương tiện chở hàng có động cơ có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa, phương tiện chở người có sức chở từ 5 đến 12 người và có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa).

TT

Nội dung

Thời gian (tiết)

1

Vẽ tàu

15

2

Tĩnh học tàu thủy

30

3

B trí chung và kỹ thuật tàu thủy

15

4

Động học tàu thủy 1

30

5

Kết cấu thân tàu thủy

30

6

Thiết bị tàu thủy

15

Tng cộng

135

b) Chương trình 2 (đào tạo bổ sung chuyên môn để kiểm tra vỏ tàu đối với phương tiện thủy nội địa chở hàng có trọng tải toàn phần dưới 200 tấn, phương tiện thủy nội địa có động cơ tổng công suất máy chính dưới 135 sức ngựa, phương tiện thủy nội địa có sức chở dưi 50 người (trừ phà có trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên, tàu cấp VR-SB, tàu hai thân, tàu chở công te nơ, tàu có thiết bị nâng có sức nâng trên 01 tấn, tàu cao tốc, tàu đệm khí, tàu cánh ngầm, tàu dầu, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng).

TT

Nội dung

Thời gian (tiết)

1

Vẽ tàu

15

2

Tĩnh học tàu thủy

45

3

B trí chung và kỹ thuật tàu thủy

15

4

Động học tàu thủy 1

60

5

Kết cấu thân tàu thủy

45

6

Thiết bị tàu thủy

45

7

Đ án kết cấu tàu thủy

15

8

Sức bn tàu thủy

30

Tng cộng

270

c) Chương trình 3 (đào tạo bổ sung chuyên môn đ kiểm tra máy tàu và điện tàu đối với phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN25: 2010/BGTVT, bao gồm: phương tiện chở hàng có động cơ có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa, phương tiện chở người có sức chở từ 5 đến 12 người và có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa).

TT

Nội dung

Thời gian (tiết)

1

Diesel tàu thủy

30

2

Máy phụ tàu thủy

30

3

Hệ thng đường ng

15

4

Điện tàu thủy

15

Tng cộng

90

d) Chương trình 4 (đào tạo b sung chuyên môn đ kiểm tra máy tàu và điện tàu đối với phương tiện thủy nội địa chở hàng có trọng tải toàn phần dưới 200 tấn, phương tiện thủy nội địa có động cơ tổng công suất máy chính dưới 135 sức ngựa, phương tiện thủy nội địa có sức chở dưới 50 người (trừ phà có trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên, tàu cấp VR-SB, tàu hai thân, tàu chở công te nơ, tàu có thiết bnâng có sức nâng trên 01 tấn, tàu cao tốc, tàu đệm khí, tàu cánh ngầm, tàu dầu, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng).

TT

Nội dung

Thời gian (tiết)

1

Diesel tàu thủy

30

2

Máy phụ tàu thủy

30

3

Hệ thống đường ống

30

4

Điện tàu thủy

30

5

Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy

45

6

Tự động điều chỉnh và điều khiển hệ thống động lực

45

Tổng cộng

210

PHỤ LỤC II

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH LỚP TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành theo Thông tư s 49/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

GIẤY CHỨNG NHẬN
HOÀN THÀNH LỚP TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NI ĐỊA
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN

Ông (Bà):...........................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:.......................................................................................................

Nơi sinh:............................................................................................................................

Đơn vị công tác:................................................................................................................

Đã hoàn chương trình tập huấn:..........................................................................................

Đơn vị tổ chức:..................................................................................................................

Thời gian:..........................................................................................................................

Kết quả:.............................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Hà Nội, ngày…..tháng ……năm…….

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên & đóng dấu)

Số:……………..

PHỤ LỤC III

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN/ CÔNG NHẬN LẠI/ CÔNG NHẬN NÂNG HẠNG ĐĂNG KIỂM VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành theo Thông tư s 49/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…………….

…………………, ngày …… tháng …. năm………

GIẤY Đ NGHỊ

CÔNG NHẬN/ CÔNG NHẬN LẠI/ CÔNG NHN NÂNG HẠNG ĐĂNG KIỂM VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Kính gửi:……………………………………..

1. Đơn vị đăng kiểm:..........................................................................................................

2. Địa chỉ:..........................................................................................................................

3. Số điện thoại:......................................... Số Fax:...........................................................

4. Đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá để công nhận/công nhận lại/công nhận nâng hạng (*) Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa cho ông (bà):

5. Họ và tên:......................................................................................................................

6. Ngày tháng năm sinh:.....................................................................................................

7. Nơi sinh:........................................................................................................................

8. Quê quán:......................................................................................................................

9. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:......................................................................................

10. Hiện đang là Đăng kiểm viên (**): ...................... (đã hoàn thành chương tập huấn Giấy chứng nhận số ………………… (Đăng kiểm viên công nhận lần đầu, nâng hạng)/Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên số ………………… (Đăng kiểm viên công nhận lại, nâng hạng)

11. Hạng Đăng kiểm viên đề nghị đánh giá công nhận:...................................................

12. Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra đề nghị đánh giá công nhận lại/công nhận nâng hạng (*):

12.1. Số lượng phương tiện đóng mới (chiếc) thực hiện trong thời gian giữ hạng (đối với Đăng kiểm viên đánh giá lại, nâng hạng) phân theo loại vật liệu đóng tàu:

Thép

Nhôm

Gỗ

Chất dẻo cốt sợi thủy tinh

Xi măng lưới thép

Khác

12.2. Số lượng phương tiện đang khai thác (chiếc) thực hiện trong thời gian giữ hạng (đối với Đăng kiểm viên đánh giá lại, nâng hạng) phân theo loại vật liệu đóng tàu và loại hình kiểm tra:

Loi hình kiểm tra

S phương tiện phân theo vật liệu đóng tàu

Thép

Nhôm

G

Cht dẻo cốt sợi thủy tinh (FRP)

Xi măng lưới thép

Khác

Định kỳ

Trên đà

Trung gian

Hàng năm

Bt thường

13. Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế đề nghị đánh giá công nhận lại/bổ sung phạm vi thực hiện (*):

1.3.1. Số lượng thiết kế (chiếc) thực hiện trong thời gian giữ hạng:

Đi tượng thẩm đnh

Loi hình thm đnh thiết kế

Đóng mới

Hoán cải

Sửa đi

Lập h

Mẫu định hình

13.2. Số lượng thiết kế sản phẩm công nghiệp được thẩm định (Ghi cụ thể số lượng)

Xin gửi kèm các hồ sơ:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Đơn vị đăng kiểm
(Ký tên & đóng dấu)

- (*) gạch bỏ những phần không thích hợp.

- (**) Ghi: Đăng kiểm viên thực tập hoặc hạng Đăng kiểm viên đang giữ

PHỤ LỤC IV

MẪU LÝ LỊCH CHUYÊN MÔN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN ĐĂNG KIỂM VIÊN
(Ban hành theo Thông tư s 49/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

LÝ LỊCH CHUYÊN MÔN

Phần I

T THUẬT VỀ BẢN THÂN

Họ và tên:......................................................................... Nam, Nữ:..................................

Ngày tháng, năm sinh:........................................... Nơi sinh:..............................................

Dân tộc............................................................................ Tôn giáo:..................................

Chỗ ở hiện nay:..................................................................................................................

Đơn vị công tác:................................................................................................................

Trình độ: + Chuyên môn:.....................................................................................................

               + Ngoại ngữ:......................................................................................................

Đã được đào tạo bổ sung những chuyên ngành khác:

1. Vỏ tàu thủy ¨

2. Máy, điện tàu thủy ¨

3. Vô tuyến điện ¨

Đã hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hạng: ………….. do Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức từ ngày ……... đến ngày …../…../……. tại………………

Kết quả đạt loại........................................................................

Quá trình công tác chuyên môn, nghiệp vụ

TT

Chức danh

Chức vụ

Thời gian

Đơn vị công tác

Từ

Đến

1. Đào tạo nghiệp vụ

Tên khóa đào tạo

Địa điểm

Nơi đào tạo

Thời gian

(từ --- đến)

Kết quả

2. Khen thưởng kỷ luật:

TT

Hình thức khen thưởng, kỷ luật

Ngày ra quyết đnh

Thời hạn kỷ luật

Cơ quan ra quyết định khen thưởng, kỷ luật

Phần II

T ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN

Đối chiếu với tiêu chuẩn Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hạng…………….. tôi tự xác định như sau:

Về phẩm chất đạo đức .................................... Về chuyên môn..........................................

Về trình độ ngoại ngữ ......................... Về trình độ nghiệp vụ Đăng kiểm.............................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng, nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Xác nhận của đơn vị

Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC V

MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN ĐĂNG KIỂM VIÊN
(Ban hành theo Thông tư s 49/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CH NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

BÁO CÁO THỰC TẬP HÀNG NGÀY

Nơi thực tập: ...................................................

Đăng kiểm viên thực tập: .................................

Đăng kiểm viên hướng dẫn: .............................

Địa điểm và thời gian:.........................................................................................................

Tên tàu:.............................................................................................................................

Loại tàu:............................................................................................................................

I- Nội dung thực hiện của Đăng kiểm viên thực tập: (Bao gồm cả lý thuyết và thực hành)

1- Hạng mục kiểm tra/nội dung đào tạo:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

2- Quy phạm, tiêu chuẩn, hướng dẫn áp dụng (Ghi rõ mục, điều, chương):

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

3- Kết quả kiểm tra (tốt/đạt/chưa đạt-Nêu lý do đưa ra kết quả-cách khắc phục những khiếm khuyết nếu có):          

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

II- Đánh giá của Đăng kiểm viên hướng dẫn:

1- Quy phạm, tiêu chuẩn, hướng dẫn áp dụng (phù hợp/chưa phù hợp):

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

2- Nhận xét thực hành nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực tập (tốt, đạt, chưa đạt):

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

3- Yêu cầu Đăng kiểm viên thực tập cần thực hiện:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Giám đốc/Phó giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đăng kiểm viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đăng kiểm viên thực tập
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CH NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP

Họ và tên Đăng kim viên thực tập:.............................. Đơn vị đăng kim............................

Họ và tên Đăng kiểm viên hướng dẫn:....................... Hạng Đăng kiểm viên.........................

Thời gian thực tập từ ngày ……….đến ngày ………… tại:....................................................

I. Nội dung và quá trình thực tập

TT

Chủ đ thực tập

Ngày thực hiện

Kết quả

1

2

3

4

5

6

7

....

II. Đánh giá chung quá trình thực tập

1. Tự nhận xét của Đăng kim viên thực tập:

(Ghi rõ những nội dung đã làm được, những nội dung chưa làm được và kiến nghị)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

2. Nhận xét chung của Đăng kiểm viên hướng dẫn:

(về tính mẫn cán, khả năng tiếp thu, kết quả đào tạo thực hành của học viên, những học viên có khả năng làm độc lập và những kiến nghị)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

III. Nhận xét của Thủ trưng đơn vị đăng kiểm hướng dẫn:

(Nhận xét theo khả năng, trình độ của học viên)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Đăng kiểm viên hướng dẫn

………., ngày …… tháng ……. năm ………

Thủ trưởng đơn vị đăng kiểm hướng dẫn
(Ký tên & đóng du)

PHỤ LỤC VI

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA THỰC TẾ NĂNG LỰC THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành theo Thông tư s 49/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 09 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Mẫu 1

BIÊN BẢN
KIM TRA THC TẾ NĂNG LỰC THC HÀNH NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIM VIÊN KIM TRA PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Hôm nay, ngày ……. tháng .... năm ……..

Tại: .................................................................

Căn cứ quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa, Đăng kiểm viên kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa của Cục Đăng kiểm Việt Nam gồm:

- Ông ....................................................... Chức vụ:..........................................................

- Ông ....................................................... Chức vụ:..........................................................

Đã tiến hành kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm của Ông ....................................... chuyên môn ………………… hiện là Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hạng …………………/Thực tập …………………………. được đơn vị: ……………………… đề nghị công nhận mới £, công nhận lại £, công nhận nâng hạng £ đăng kiểm viên kiểm tra chuyên ngành vỏ tàu/máy tàu

I. Nội dung đánh giá và kết quả đánh giá

TT

NI DUNG ĐÁNH GIÁ

KT QUĐÁNH GIÁ

Đt

Không đạt

1. Quy định về nghiệp vụ

1.1

£

£

1.2

£

£

1.3

£

£

…………………….

£

£

2. Kiểm tra thực tế tàu đóng mi, sửa chữa theo QCVN 25:2010/BGTVT

2.1

Công tác chun bị Kiểm tra

£

£

2.2

2.2.1

2.2.2

Thực hiện Kiểm tra tàu:

Kiểm tra đóng mới, sửa chữa.....................................................

Sao thẩm đnh mẫu: ..................................................................

£

£

£

£

2.3

Lập biên bản kiểm tra.

£

£

3. Kiểm tra thực tế tàu đóng mi, sửa chữa theo QCVN 72:2013/BGTVT

3.1

Công tác chun bị kiểm tra

£

£

3.2

3.2.1

3.2.2

3.2.3

Thc hin kiểm tra:

Kiểm tra đóng mới, sa chữa: ...................................................

Thm đnh thiết kế thi công: .......................................................

Thẩm đnh thiết kế hoàn công: ...................................................

£

£

£

£

£

£

3.3

Lập biên bản kiểm tra.

£

£

4. Kiểm tra thực tế tàu đang khai thác theo QCVN 25:2010/BGTVT

4.1

Công tác chun bị cho việc kiểm tra

£

£

4.2

4.2.1

4.2.2

4.2.3

Thc hin kiểm tra:

Kiểm tra trên đà: .......................................................................

Kiểm tra hàng năm: ...................................................................

Kiểm tra bất thường: .................................................................

£

£

£

£

£

£

4.3

Lập biên bản kiểm tra

£

£

5. Kiểm tra thực tế tàu đang khai thác theo QCVN 72:2013/BGTVT

5.1

Công tác chuẩn bị cho việc kim tra

£

£

5.2

5.2.1

5.2.2

5.2.3

5.2.4

5.2.5

Thực hiện kiểm tra

Kiểm tra đnh kỳ: .......................................................................

Kiểm tra trên đà: .......................................................................

Kiểm tra trung gian: ...................................................................

Kiểm tra hàng năm: ...................................................................

Kiểm tra bt thường: .................................................................

£

£

£

£

£

£

£

£

£

£

5.3

Lập biên bản kiểm tra

£

£

6. Lập cấp hồ sơ đăng kiểm

6.1

Sử dụng chương trình quản lý phương tiện thủy nội địa trên máy tính

£

£

6.2

Lập h sơ đăng kim cho phương tiện

£

£

6.3

Lập các báo cáo giám sát của đơn vị

£

£

II. Lý do không đạt (nếu có, ghi rõ các lỗi)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

III. Yêu cầu sau kiểm tra

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Cuộc kiểm tra, đánh giá năng lực Đăng kiểm viên kết thúc vào hồi giờ ... ngày ….. Biên bản này lập thành 02 bản, ... bản lưu tại đơn vị, ……. bản gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam

ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM
(Lãnh đạo đơn vị ký tên, đóng dấu)

NGƯỜI ĐƯỢC Đ NGHỊ CÔNG NHẬN ĐĂNG KIỂM VIÊN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

ĐĂNG KIM VIÊN KIỂM TRA
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

Mẫu 2

BIÊN BN
KIỂM TRA TH
C TẾ NĂNG LỰC THC HÀNH NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN KIỂM TRA SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP DÙNG CHO PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Hôm nay, ngày ……. tháng .... năm ……..

Tại: .................................................................

Căn cứ quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa, Đăng kiểm viên kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa của Cục Đăng kiểm Việt Nam gồm:

- Ông ....................................................... Chức vụ:..........................................................

- Ông ....................................................... Chức vụ:..........................................................

Đã tiến hành kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm của Ông ....................................... chuyên môn ………………… hiện là Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hạng …………………/Thực tập …………………………. được đơn vị:……………………………………………. đề nghị công nhận kiểm tra sản phẩm công nghiệp lần đầu

I. Nội dung đánh giá và kết quả đánh giá

TT

NI DUNG ĐÁNH GIÁ

KT QUẢ ĐÁNH GIÁ

Đt

Không đạt

1. Quy định về nghiệp vụ

1.1

£

£

1.2

£

£

1.3

£

£

………………………

£

£

2. Kiểm tra sản phẩm công nghiệp lần đầu

2.1

Công tác chun bị kiểm tra

£

£

2.2

Thực hiện kiểm tra sản phm công nghiệp:

2.2.1

Kiểm tra máy chính, máy phụ

£

£

2.2.2

Kiểm tra ni hơi

£

£

2.2.3

Kiểm tra bình chịu áp lực

£

£

2.2.4

Kiểm tra chứng nhận quy trình hàn

£

£

2.2.5

Kiểm tra thử không phá hủy

£

£

2.2.6

Kiểm tra th hàn

£

£

2.2.7

Kiểm tra thiết bị nâng

£

£

2.2.8

Kiểm tra máy neo, lái, tời (điện, diesel, thủy lực)

£

£

2.2.9

Kiểm tra neo

£

£

2.2.10

Kiểm tra chân vịt

£

£

2.2.11

Kiểm tra h trc chân vt

£

£

2.2.12

Kiểm tra xích, cáp

£

£

2.2.11

Kiểm tra hệ trục chân vịt

£

£

2.2.12

Kiểm tra xích, cáp

£

£

2.2.13

Kiểm tra vt liu

£

£

2.2.14

Kiểm tra thiết bị cứu sinh

£

£

2.2.15

Kiểm tra thiết bị cứu hỏa

£

£

2.2.16

Kiểm tra thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm

£

£

2.2.17

Kiểm tra công nhận phòng thí nghiệm, trạm thử

£

£

2.3

Lập biên bản kiểm tra

£

£

3. Lập cp h sơ đăng kim

3.1

Sử dụng chương trình, quản lý phương tiện thủy nội địa trên máy tính

£

£

3.2

Lập h sơ đăng kim cho sản phm công nghiệp

£

£

3.3

Lập các báo cáo

£

£

II. Lý do không đạt (nếu có, ghi rõ các lỗi)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

III. Yêu cầu sau kiểm tra

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Cuộc kiểm tra, đánh giá năng lực Đăng kiểm viên kết thúc vào hồi giờ ... ngày …… Biên bản này lập thành 02 bản, ... bản lưu tại đơn vị, …… bản gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam

ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM
(Lãnh đạo đơn vị ký tên, đóng dấu)

NGƯỜI ĐƯỢC Đ NGHỊ CÔNG NHẬN ĐĂNG KIỂM VIÊN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

ĐĂNG KIM VIÊN KIỂM TRA
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

Mẫu 3

BIÊN BẢN
KIỂM TRA TH
C TẾ NĂNG LỰC THC HÀNH NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIM VIÊN THM ĐỊNH THIẾT KẾ PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Hôm nay, ngày ……. tháng .... năm ……..

Tại: .................................................................

Căn cứ quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa, Đăng kiểm viên kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa của Cục Đăng kiểm Việt Nam gồm:

- Ông ....................................................... Chức vụ:..........................................................

- Ông ....................................................... Chức vụ:..........................................................

Đã tiến hành kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm của Ông .......................... chuyên môn ………………… hiện là Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hạng ……………... /Thực tập …………………………. được đơn vị: ……………………… đề nghị công nhận đăng kiểm viên thẩm định thiết kế theo chuyên môn

I. Nội dung đánh giá và kết quả đánh giá

TT

NI DUNG ĐÁNH GIÁ

KT QUĐÁNH GIÁ

Đt

Không đạt

1. Quy định về nghiệp vụ

1.1

£

£

1.2

£

£

1.3

£

£

……………………….

£

£

2. Kiểm tra thẩm định thiết kế phương tiện theo QCVN 25:2010/BGTVT

2.1

Công tác chun bị thẩm định

£

£

2.2

Thc hin thm đnh thiết kế:

2.2.1

Thực hiện thẩm định thiết kế đóng mới

£

£

2.2.2

Thực hiện thẩm định thiết kế lập hồ sơ

£

£

2.2.3

Thc hin thm đnh thiết kế hoán cải

£

£

2.2.4

Thm đnh mẫu

£

£

2.3

Lập hthẩm định

£

£

3. Kiểm tra thẩm định thiết kế phương tiện theo QCVN 72:2013/BGTVT

3.1

Công tác chun bị thẩm định

£

£

3.2

Thc hin thm đnh thiết kế:

3.2.1

Thực hiện thẩm định thiết kế đóng mới

£

£

3.2.2

Thực hiện thẩm định thiết kế lập hồ sơ

£

£

3.2.3

Thc hin thm đnh thiết kế hoán cải

£

£

3.2.4

Thẩm đnh thiết kế sửa đổi

£

£

3.2

Thc hin thẩm đnh thiết kế:

3.2.1

Thực hiện thẩm định thiết kế đóng mới

£

£

3.2.2

Thực hiện thẩm định thiết kế lập hồ sơ

£

£

3.2.3

Thc hin thẩm đnh thiết kế hoán cải

£

£

3.2.4

Thẩm đnh thiết kế sửa đổi

£

£

3.3

Lập hồ sơ thm định

£

£

4. Lập cp h sơ đăng kim

4.1

Sử dụng chương trình quản lý phương tiện thủy nội địa trên máy tính

£

£

4.2

Lập hthẩm định cho phương tiện

£

£

4.3

Lập các báo cáo của đơn vị

£

£

II. Lý do không đạt (nếu có, ghi rõ các lỗi)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

III. Yêu cầu sau kiểm tra

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Cuộc kiểm tra, đánh giá năng lực Đăng kiểm viên kết thúc vào hồi....giờ ... ngày ……… Biên bản này lập thành 02 bản, ... bản lưu tại đơn vị, .......... bản gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam

ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM
(Lãnh đạo đơn vị ký tên, đóng dấu)

NGƯỜI ĐƯỢC Đ NGHỊ CÔNG NHẬN ĐĂNG KIỂM VIÊN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

ĐĂNG KIM VIÊN KIỂM TRA
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC VII

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KIỂM VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành theo Thông tư s 49/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

B GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIM VIT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………………., ngày …… tháng …… năm……..

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KIM VIÊN PHƯƠNG TIN THỦY NI ĐA

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIM VIỆT NAM CHỨNG NHN:

Ông (Bà):

Ngày, tháng, năm sinh:

Nơi sinh:

Đơn vị:

Được công nhận là: Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa ………………………..

Được phép thực hiện những loại kiểm tra ghi trong Phụ lục kèm theo Giấy chứng nhận này.

Giấy chứng nhận này có giá trị đến hết ngày …………………..

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
----------------

PHỤ LỤC

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KIM VlÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA THC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA HẠNG III

Số …………

Họ và tên :................................................................... Chuyên ngành :..............................

Đơn vị:....................................................................... Ngày cấp phụ lục:............................

Chứng nhận rằng Đăng kiểm viên có tên trên được phép thực hiện:

I – Đối tượng và loại hình kiểm tra theo chuyên ngành

1.1. Đối tượng kiểm tra: Phương tiện thủy nội địa thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN25:2010/BGTVT, bao gồm: phương tiện chở hàng khô có chiều dài dưới 20 m, phương tiện lắp máy có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa, phương tiện chở từ 5 đến 12 người và có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa (nêu cụ thể đối tượng nếu cần).

Loại hình kiểm tra: Đánh dấu (x)

Đóng mới/lần đầu

Chu kỳ

Sao thẩm định mẫu

Trên đà

Hàng năm

Bt thường

1.2 Đối tượng kiểm tra: Phương tiện thủy nội địa chở hàng khô có trọng tải dưới 200 tấn, tổng công suất máy chính dưới 135 sức ngựa, các tàu công trình có chiều dài dưới 10 m, phương tiện thủy nội địa chở dưới 50 người tổng công suất máy chính dưới 135 sức ngựa, trừ phà có trọng tải từ 50 tấn trở lên, tàu cấp VR- SB, tàu hai thân, tàu chở công te nơ, tàu cao tốc, tàu cánh ngầm, tàu đệm khí, tàu dầu, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng (nêu cụ thể đối tượng nếu cần).

Loại hình kiểm tra: Đánh dấu (x)

Đóng mới/lần đầu

Chu kỳ

thiết kế

Định kỳ

Trên đà

Hàng năm

Bt thường

Thi công

Hoàn công

II - Kiểm tra theo chuyên ngành đưc đào tạo b sung: (có hoặc không)

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
----------------

PHỤ LỤC

GIẤY CHỨNG NHN ĐĂNG KIM VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA THC HIN CÔNG TÁC KIỂM TRA HNG II

S ……….

Họ và tên :................................................................... Chuyên ngành :..............................

Đơn vị:....................................................................... Ngày cấp phụ lục:............................

Chứng nhận rằng Đăng kiểm viên có tên trên được phép thực hiện:        

I. Đối tượng và loại hình kiểm tra theo chuyên ngành

1.1. Đối tượng kiểm tra: Phương tiện thủy nội địa thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN25:2010/BGTVT gồm: phương tiện chở hàng khô có chiều dài dưới 20 m, phương tiện lắp máy có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa, phương tiện chở từ 5 đến 12 người và có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa (nêu cụ thể đối tượng nếu cần).

Loại hình kiểm tra: Đánh dấu (x)

Đóng mới/ln đu

Chu kỳ

Sao thẩm định mẫu

Trên đà

Hàng năm

Bt thường

1.2. Đối tượng kiểm tra: Các loại Phương tiện thủy nội địa không nêu tại 1.1 đối với vật liệu:…..., trừ tàu hàng có trọng tải từ 2000 tấn trở lên, tàu dầu loại II có trọng tải từ 1000 tấn trở lên, tàu dầu loại I và tàu cấp VR-SB có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên, tàu khách có chiều dài từ 50 m trở lên, tàu đệm khí, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng (nêu cụ thể đối tượng nếu cần).

Loại hình kiểm tra: Đánh dấu (x)

Đóng mới/ln đu

Chu kỳ

Thiết kế

Định kỳ

Trên đà

Trung gian

Hàng năm

Bt thường

Thi công

Hoàn công

II. Kiểm tra theo chuyên ngành đưc đào tạo bổ sung: (có hoặc không)

III. Đối tượng và loại hình kiểm tra sản phẩm công nghiệp

Máy chính, phụ £

Nồi hơi £

Bình chịu áp lực £

Chứng nhận quy trình hàn £

Thử không phá hủy £

Kiểm tra thợ hàn £

Thiết bị nâng £

Máy treo, lái, tời (điện, diesel, thủy lực) £

Neo £

Chân vịt £

Hệ trục chân vịt £

Xích, cáp £

Vật liệu £

Thiết bị cứu sinh £

Thiết bị cứu hỏa £

Thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm tàu £

Phòng thí nghiệm, trạm thử £

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
----------------

PHỤ LỤC

GIẤY CHỨNG NHN ĐĂNG KIM VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA THC HIN CÔNG TÁC KIỂM TRA HNG I

S ……….

Họ và tên :................................................................... Chuyên ngành :..............................

Đơn vị:....................................................................... Ngày cấp phụ lục:............................

Chứng nhận rằng Đăng kiểm viên có tên trên được phép thực hiện:

I - Đối tượng và loại hình kiểm tra theo chuyên ngành

1.1. Đối tượng kiểm tra: Phương tiện thủy nội địa thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN25:2010/BGTVT bao gồm: phương tiện chở hàng khô có chiều dài dưới 20 m, phương tiện lắp máy có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa, phương tiện chở từ 5 đến 12 người và có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa (nêu cụ thể đối tượng nếu cần).

Loại hình kiểm tra: Đánh dấu (x)

Đóng mới/lần đầu

Chu kỳ

Sao thẩm định mẫu

Trên đà

Hàng năm

Bt thường

1.2 Đi tượng kiểm tra: Các loại phương tiện thủy nội địa không nêu tại 1.1 (cụ th đi tượng nêu cn)

Đóng mới/lần đầu

Chu kỳ

Thiết kế

Đnh kỳ

Trên đà

Trung gian

Hàng năm

Bt thường

Thi công

Hoàn công

II- Kiểm tra theo chuyên ngành đào tạo bổ sung: (có hoặc không)

III- Đối tượng và loại hình kiểm tra sản phẩm công nghiệp

Máy chính, phụ £

Nồi hơi £

Bình chịu áp lực £

Chứng nhận quy trình hàn £

Thử không phá hủy £

Kiểm tra thợ hàn £

Thiết bị nâng £

Máy treo, lái, tời (điện, diesel, thủy lực) £

Neo £

Chân vịt £

Hệ trục chân vịt £

Xích, cáp £

Vật liệu £

Thiết bị cứu sinh £

Thiết bị cứu hỏa £

Thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm tàu £

Phòng thí nghiệm, trạm thử £

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
----------------

PHỤ LỤC

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KIM VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA THC HIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH THIT K

Số…………

Họ và tên :................................................................... Chuyên ngành :..............................

Đơn vị:....................................................................... Ngày cấp phụ lục:............................

Chứng nhận rằng Đăng kiểm viên có tên trên được phép thực hiện thẩm định thiết kế theo chuyên môn:

I- Phương tiện thủy nội địa

Các loại phương tiện (Ghi cụ thể loại phương tiện).

Loại hình thẩm định: Đánh dấu (x)

Phương tiện thẩm định

Loi hình thm đnh thiết kế

Đóng mới

Hoán cải

Sửa đi

Lập h

Mẫu định hình

II- Sản phẩm công nghiệp (Ghi cụ thể đối tượng)

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 49/2015/TT-BGTVT ngày 22/09/2015 quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.042

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.165.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!