Đang đi tù có thể giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không? Giấy tờ cần công chứng phải làm sao?
Đang đi tù, thực hiện đăng ký kết hôn thế nào?
Khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn có cần sự có mặt của hai bên nam nữ không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịch như sau:
- Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
- Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
- Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc (sau đây gọi là bản sao) hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó.
Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó.
- Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, người trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch.
Nếu người yêu cầu đăng ký hộ tịch thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký hộ tịch thì ký, ghi rõ họ, tên trong Sổ hộ tịch theo hướng dẫn của người trả kết quả.
- Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt; khi trả kết quả đăng ký nhận cha, mẹ, con, cả bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều phải có mặt.
Hiện nay, để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, nam, nữ phải cùng có mặt tại cơ quan có thẩm quyền để thực hiện. Trong trường hợp cả hai không thể trực tiếp nộp hồ sơ thì một trong hai người có thể thực hiện nộp mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại. Tuy nhiên, khi trả kết quả, đăng ký kết hôn, bắt buộc nam, nữ phải có mặt theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Mặt khác, về việc trích xuất phạm nhân, khoản 17 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định:
"Trích xuất là việc thực hiện quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa phạm nhân, người bị kết án tử hình hoặc người chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng ra khỏi nơi quản lý và chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám bệnh, chữa bệnh, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo trong thời hạn nhất định"
Căn cứ quy định này, phạm nhân chỉ được trích xuất ra khỏi trại giam để phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám chữa bệnh, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo trong thời hạn nhất định mà không được trích xuất để thực hiện đăng ký kết hôn.
Do đó, mặc dù không bị cấm đăng ký kết hôn nhưng người đang đi tù không thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
Đang đi tù có thể giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không?
Về hợp đồng giao dịch quyền sử dụng đất khi chủ sở hữu đang đi tù
Căn cứ Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:
"1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.
2. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư."
Theo quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải được công chứng tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Do vậy, để việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản của con trai cô có hiệu lực thì con cô phải ký tên trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất này, trừ trường hợp có văn bản ủy quyền hợp lệ của con trai cô cho cô để xác lập giao dịch chuyển nhượng với chủ thể mua đất.
Đang đi tù thì công chứng như thế nào?
Căn cứ Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định về địa điểm công chứng như sau:
"1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng."
Theo đó, con trai cô đang chấp hành án phạt tù giam nên không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng để ký Hợp đồng ủy quyền và (hoặc) hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định: việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù... Do vậy, cô có thể thực hiện một trong hai cách sau để việc chuyển nhượng đất là hợp pháp:
- Yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng tại TP HCM thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngoài trụ sở. Theo đó, cô sẽ cùng đại diện của tổ chức công chứng và những người mua đất đến trại giam để thực hiện việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu bất cứ tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền nào thực hiện thủ tục công chứng Hợp đồng ủy quyền ngoài trụ sở (ủy quyền từ con trai cô sang cho cô được quyền xác lập giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất với chủ thể mua đất).
Cụ thể, cô sẽ cùng đại diện của tổ chức công chứng đến trại giam thực hiện việc ký kết Hợp đồng ủy quyền. Sau đó, cô được toàn quyền xác lập giao dịch chuyển nhượng theo quy định của pháp luật tại tổ chức công chứng trên địa bàn TP HCM mà không cần có sự tham gia và ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của con trai cô.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo mời sơ tuyển thuộc E HSMST dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải về mẫu thông báo?
- Mẫu Email thông báo mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ gửi tới khách hàng? Các ngày lễ lớn nào của NLĐ trong năm Ất Tỵ?
- Chương trình lễ trao Huy hiệu Đảng 2025 mới nhất? Bao nhiêu năm tuổi đảng thì được nhận Huy hiệu Đảng?
- Mức phạt quá tốc độ ô tô 5-10 km năm 2025 là bao nhiêu? Ô tô chạy quá tốc độ 5-10km có bị giữ bằng không?
- Ngày 31 tháng 1 là mùng mấy tết? Ngày 31 tháng 1 thứ mấy? Ngày 31 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?