Dàn ý nghị luận xã hội chung hay nhất, chọn lọc? Dàn ý nghị luận xã hội 200 chữ? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
Dàn ý nghị luận xã hội chung hay nhất, chọn lọc? Dàn ý nghị luận xã hội 200 chữ?
>> Các bước làm bài nghị luận xã hội về lòng yêu nước hay nhất
Dàn ý nghị luận xã hội chung hay nhất, chọn lọc và Dàn ý nghị luận xã hội 200 chữ như sau:
>> Dàn ý nghị luận xã hội chung hay nhất, chọn lọc như sau:
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề - Nêu vấn đề ( trích dẫn) - Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liêụ Thân bài -Ý 1: Nêu thực trạng của hiện tượng (có thể dẫn chứng bằng thực tế, hay con số, số liệu, sự kiện…) -Ý 2: Nguyên nhân, tác động, ảnh hưởng của hiện tượng. -Ý 3: Giải pháp cho hiện tượng. -Ý 4: Bình luận về hiện tượng - Rút ra bài học nhận thức hành động cho bản thân. (Phân tích, Chứng minh, Bình luận) Kết bài: - Khẳng định ý kiến bản thân về hiện tượng đó. - Ý nghiã vấn đề đối với con ngươì, cuộc sống. _____ Ví dụ: Ô nhiễm môi trường, bạo lực gia đình, học đường... |
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề. - Nêu vấn đề. - Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liêụ Thân bài -Ý 1: Giải thích về tư tưởng đaọ lí được nêu trong luận đề (Trả lời câu hỏi:Hiểu như thế nào? Câu nói có ý nghĩa như thế nào?Ý kiến thể hiện quan niệm gì?...) -Ý 2: Bàn luận về các khía cạnh, các biểu hiện của tư tưởng đạo lí - dùng các d/c làm sáng tỏ từng khía cạnh, biểu hiện của vấn đề (- đặt câu hỏi :Vấn đề được biểu hiện như thế nào?Ở đâu? Bao giờ?Tại sao?Có thể lấy dẫn chứng nào làm sáng tỏ?...) -Ý 3: Khẳng định mặt đúng, ý nghĩa tích cực của quan niệm, tư tưởng – Phê phán những biểu hiện lệch lạc trên quan điểm đúng của vấn đề.(tại sao đúng, tại sao sai, đúng chỗ nào, sai chỗ nào?Những biểu hiện lệch lạc, sai trái? Nhìn vấn đề ở góc nhìn thời đại..) -Ý 4: Rút ra bài học cho bản thân (ý nghĩa về mặt nhận thức, Hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn, lối sống của bản thân?Ý nghĩa về phương hướng hành động –Phải làm gì?...) (Giải thích, Phân tích, Chứng minh, Bình luận) Kết bài - Khẳng định ý kiến bản thân về vấn đề đó. - Ý nghĩa vấn đề đối với con người, cuộc sống. _____ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong một nhận định (ý kiến, câu nói, châm ngôn, tục ngữ,…) Ví dụ: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây... Nghị luận về một phẩm chất, tính cách, trạng thái tâm lí… Ví dụ: lòng nhân hậu, sự lười biếng, lòng nhân ái, vị tha |
Nghị luận về tác phẩm văn học
Mở bài: - Dẫn dắt vào đề (…) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra (…) - Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn, đoạn thơ nếu đề bài có nêu ra (…) Thân bài: * Phần Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm (…) Lưu ý: Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn. * Phần trọng tâm: Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên (…) Lưu ý: Khi từ “phần giải thích” chuyển sang “phần trọng tâm” cần phải có những câu văn “chuyển ý” thật ấn tượng và phù hợp để bài làm được logic, mạch lạc, chặt chẽ. Kết bài - Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra (…) - Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…) |
>> Dàn ý nghị luận xã hội 200 chữ như sau:
Khi viết nghị luận xã hội 200 chữ, cần đảm bảo cấu trúc đoạn văn gồm ba phần (Mở bài, thân bài, kết bài).
Mở bài: Nêu vấn đề một cách khái quái, cụ thể, dẫn dắt vào ý chính của vấn đề.
Thân bài:
Giải thích câu nói/khái niệm/hiện tượng (nghĩa đen, bóng)
Phân tích, chứng minh, bình luận (Ý nghĩa, biểu hiện của vấn đề, lợi/hại, tiêu cực/tích cực, nguyên nhân, giải pháp, ví dụ/dẫn chứng...)
Kết bài: Khẳng định lại luận điểm chính, rút ra bài học cho bản thân, gia đình cũng như đối với xã hội.
Như vậy, tùy vào dạng nghị luận xã hội mà thì sẽ có những cách làm, triển khai khác nhau. Tuy nhiên cần đảm bảo bố cục của bài làm đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài làm rõ vấn đề đang phân tích.
Dàn ý nghị luận xã hội chung hay nhất, chọn lọc và Dàn ý nghị luận xã hội 200 chữ mang tính chất tham khảo.
Dàn ý nghị luận xã hội chung hay nhất, chọn lọc? Dàn ý nghị luận xã hội 200 chữ? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì? (Hình từ Internet)
Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông thế nào?
Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.
Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Mục tiêu chung của Chương trình GDPT môn Ngữ Văn là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn nêu rõ mục tiêu chung như sau:
- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.
- Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.