Dân số Việt Nam 2024 là bao nhiêu? Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013 như thế nào?

Dân số Việt Nam 2024 là bao nhiêu? Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013 như thế nào?

Dân số Việt Nam 2024 là bao nhiêu?

Theo Báo cáo 502/BC-TCTK ngày 28/12/2023 tải về thì dân số trung bình năm 2023 ước tính 100,3 triệu người, tăng 834,8 nghìn người, tương đương tăng 0,84% so với năm 2022.

Trong tổng số, dân số thành thị 38,2 triệu người, chiếm 38,1%; dân số nông thôn 62,1 triệu người, chiếm 61,9%; nam 50,0 triệu người, chiếm 49,9%; nữ 50,3 triệu người, chiếm 50,1%. Tỷ số giới tính của dân số năm 2023 là 99,5 nam/100 nữ.

Cập nhật đến ngày 15/7/2024, dân số Việt Nam là 99.521.210. (Số liệu chỉ mang tính chất tham khảo)

Dân số Việt Nam 2024 là bao nhiêu? Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013 ra sao? Ai là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam?

Dân số Việt Nam 2024 là bao nhiêu? Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013 ra sao? Ai là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam? (Hình từ internet)

Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013 ra sao?

Căn cứ theo Hiến pháp 2013, Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương.

Quốc hội:

Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Chủ tịch nước:

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.

Chính phủ:

Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành pháp. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.

Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

Tòa án nhân dân:

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Viện kiểm sát nhân dân:

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Chính quyền địa phương:

Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam còn có chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các cấp đơn vị hành chính bao gồm: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Hiện nay, Việt Nam có 05 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 58 tỉnh.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

- Hội đồng nhân dân:

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

- Ủy ban nhân dân:

Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Ai là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam?

Căn cứ tại Điều 86 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 86.
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Theo đó, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam là Chủ tịch nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Cơ quan nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đất xây dựng trụ sở cơ quan được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất khi bị thu hồi thì có được bồi thường không?
Pháp luật
Bộ máy Nhà nước Việt Nam gồm những cơ quan nào? Người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay là ai?
Pháp luật
Cơ quan nhà nước phát hiện tài khoản mạng xã hội của mình bị giả mạo thì cần xử lý như thế nào?
Pháp luật
Sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan có phải nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất? Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất các trụ sở nào?
Pháp luật
Ai là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam hiện nay? Danh sách người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy Nhà nước?
Pháp luật
Sơ đồ Bộ máy Nhà nước Việt Nam 2024 như thế nào? Bộ máy Nhà nước Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Pháp luật
Các chức danh nào khi mất sẽ được tổ chức Lễ Quốc tang? Thời gian, nghi thức để tang đối với Lễ Quốc tang là bao lâu?
Pháp luật
Dân số Việt Nam 2024 là bao nhiêu? Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013 như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nhà nước có cần phải được nhà nước thực hiện giao đất để xây dựng trụ sở làm việc hay không?
Pháp luật
Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Bộ nào? Các cơ quan thống kê ở trung ương của Tổng cục Thống kê là các cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ quan nhà nước
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
86,799 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ quan nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ quan nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào