Dân quân thường trực là gì? Thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ đối với dân quân thường trực là bao nhiêu năm?
Dân quân thường trực là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định như sau:
Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.
Và theo khoản 3 Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định như sau:
Thành phần của Dân quân tự vệ
1. Dân quân tự vệ tại chỗ.
2. Dân quân tự vệ cơ động.
3. Dân quân thường trực.
4. Dân quân tự vệ biển.
5. Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.
Như vây có thể thấy dân quân thường trực là thành phần của Dân quân tự vệ là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.
Dân quân thường trực (Hình từ Internet)
Thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ đối với dân quân thường trực là bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định như sau:
Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quy định tại Điều này.
Theo đó, công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
Và thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ đối với dân quân thường trực là 02 năm.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời bình, thời gian huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật hằng năm đối với dân quân thường trực là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định như sau:
Huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho Dân quân tự vệ
1. Trong thời bình, thời gian huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật hằng năm được quy định như sau:
a) Dân quân tự vệ năm thứ nhất là 15 ngày, trừ dân quân thường trực;
b) Dân quân tự vệ từ năm thứ hai trở đi là 12 ngày đối với Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế; 07 ngày đối với Dân quân tự vệ tại chỗ;
c) Dân quân thường trực là 60 ngày.
2. Trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, Dân quân tự vệ được huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tình hình của địa phương, cơ quan, tổ chức.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình, nội dung, danh mục vật chất cho huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho Dân quân tự vệ.
Theo đó, trong thời bình, thời gian huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật hằng năm đối với dân quân thường trực là 60 ngày.
Trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, Dân quân tự vệ được huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tình hình của địa phương, cơ quan, tổ chức.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình, nội dung, danh mục vật chất cho huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho Dân quân tự vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?