Đại sứ, Tổng Lãnh sự cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được tham dự các hoạt động nào của nước ta?
Đại sứ, Tổng Lãnh sự cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được tham dự các hoạt động nào của nước ta?
Căn cứ vào Điều 40 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Đại sứ, Tổng Lãnh sự và Trưởng đại diện tham dự các hoạt động
1. Kỷ niệm ngày Quốc khánh 02/9 tại Hà Nội.
a) Đối với Quốc khánh vào năm tròn:
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân hoặc Phu quân chủ trì tiệc chiêu đãi các Đại sứ, Trưởng Đại diện và Phu nhân hoặc Phu quân tại Hà Nội;
b) Đối với Quốc khánh vào năm khác:
Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân chủ trì tiệc chiêu đãi các Đại sứ, Trưởng Đại diện và Phu nhân hoặc Phu quân tại Hà Nội;
c) Bộ Ngoại giao tổ chức lễ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ và lễ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho các Đại sứ, Trưởng Đại diện tại Hà Nội;
d) Lãnh đạo tỉnh, thành phố nơi có cơ quan lãnh sự nước ngoài tổ chức gặp mặt các Tổng Lãnh sự.
2. Tết Nguyên đán.
a) Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân hoặc Phu quân chủ trì tiệc chiêu đãi các Đại sứ, Trưởng Đại diện và Phu nhân hoặc Phu quân tại Hà Nội nhân dịp Tết Nguyên đán;
b) Tùy điều kiện của địa phương, lãnh đạo tỉnh, thành phố và Phu nhân hoặc Phu quân có thể tổ chức gặp mặt các Tổng lãnh sự và Phu nhân hoặc Phu quân tại địa bàn nhân dịp Tết Nguyên đán;
c) Các bộ, ngành không tổ chức gặp mặt riêng các Đại sứ, Trưởng Đại diện nhân dịp Tết Nguyên đán.
3. Thủ tướng Chính phủ tiếp chung các Trưởng Đại diện thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Liên hợp quốc (24-10) hàng năm.
4. Mời các Đại sứ, Trưởng Đại diện tại Hà Nội dự phiên khai mạc các kỳ họp Quốc hội.
5. Đối với các sự kiện lớn khác của đất nước, mời Trưởng các cơ quan đại diện nước ngoài tham dự theo đề án, chương trình hoặc yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.
6. Các bộ, ngành địa phương tổ chức các sự kiện, hoạt động mời các Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Trưởng Đại diện tham dự phải trao đổi, thống nhất với Bộ Ngoại giao trước khi mời.
Đại sứ, Tổng Lãnh sự cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được tham dự các hoạt động sau:
- Kỷ niệm ngày Quốc khánh 02/9 tại Hà Nội;
- Tết Nguyên đán;
- Thủ tướng Chính phủ tiếp chung các Trưởng Đại diện thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Liên hợp quốc (24-10) hàng năm;
- Mời các Đại sứ, Trưởng Đại diện tại Hà Nội dự phiên khai mạc các kỳ họp Quốc hội;
- Đối với các sự kiện lớn khác của đất nước, mời Trưởng các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam tham dự theo đề án, chương trình hoặc yêu cầu của các cấp có thẩm quyền;
- Các bộ, ngành địa phương tổ chức các sự kiện, hoạt động mời các Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Trưởng Đại diện tham dự phải trao đổi, thống nhất với Bộ Ngoại giao trước khi mời.
Đại sứ, Tổng Lãnh sự cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được tham dự các hoạt động nào của nước ta? (Hình từ Internet)
Lễ trình Quốc thư của Đại sứ nước ngoài diễn ra như thế nào?
Căn cứ vào Điều 37 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Trình Quốc thư và Thư ủy nhiệm
1. Đại sứ trình Quốc thư:
a) Đại sứ trình Quốc thư lên Chủ tịch nước tại Phủ Chủ tịch;
b) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan liên quan tổ chức 04 đợt trình Quốc thư một năm, vào khoảng giữa mỗi quý. Trường hợp đặc biệt, Bộ Ngoại giao kiến nghị tổ chức đợt trình Quốc thư riêng;
c) Thành phần tham dự Lễ trình Quốc thư: Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, lãnh đạo Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước và lãnh đạo cấp Vụ, Bộ Ngoại giao;
d) Bộ Ngoại giao cử cán bộ và bố trí xe đưa đón Đại sứ đi trình Quốc thư. Xe Đại sứ đi trình Quốc thư có 4 mô-tô hộ tống. Sau khi trình Quốc thư, xe đưa Đại sứ trở về cắm cờ nước cử;
đ) Trước cửa Phủ Chủ tịch bố trí đội hình tiêu binh danh dự chào khi Đại sứ đến và về. Trước cửa phòng trình Quốc thư bố trí gác tiêu binh danh dự mở cửa phòng. Bố trí một tiêu binh danh dự mở cửa xe đưa đón Đại sứ tại vị trí dừng xe;
e) Trước khi trình Quốc thư, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Bộ Ngoại giao tiếp Đại sứ để nhận bản sao Quốc thư và giới thiệu nghi lễ trình Quốc thư.
2. Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc trình Thư ủy nhiệm:
a) Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc trình Thư ủy nhiệm lên Thủ tướng Chính phủ tại Văn phòng Chính phủ;
b) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tổ chức buổi trình Thư ủy nhiệm.
3. Bộ Ngoại giao tiếp nhận Thư ủy nhiệm của Tổng Lãnh sự.
Lễ trình quốc thư của Đại sứ được thực hiện như sau:
- Đại sứ trình Quốc thư lên Chủ tịch nước tại Phủ Chủ tịch;
- Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan liên quan tổ chức 04 đợt trình Quốc thư một năm, vào khoảng giữa mỗi quý. Trường hợp đặc biệt, Bộ Ngoại giao kiến nghị tổ chức đợt trình Quốc thư riêng;
- Thành phần tham dự Lễ trình Quốc thư: Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, lãnh đạo Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước và lãnh đạo cấp Vụ, Bộ Ngoại giao;
- Bộ Ngoại giao cử cán bộ và bố trí xe đưa đón Đại sứ đi trình Quốc thư. Xe Đại sứ đi trình Quốc thư có 4 mô-tô hộ tống. Sau khi trình Quốc thư, xe đưa Đại sứ trở về cắm cờ nước cử;
- Trước cửa Phủ Chủ tịch bố trí đội hình tiêu binh danh dự chào khi Đại sứ đến và về. Trước cửa phòng trình Quốc thư bố trí gác tiêu binh danh dự mở cửa phòng. Bố trí một tiêu binh danh dự mở cửa xe đưa đón Đại sứ tại vị trí dừng xe;
- Trước khi trình Quốc thư, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Bộ Ngoại giao tiếp Đại sứ để nhận bản sao Quốc thư và giới thiệu nghi lễ trình Quốc thư.
Khi Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ thì được thực hiện các nghi lễ nào?
Căn cứ vào Điều 38 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Đại sứ chào xã giao, chào từ biệt lãnh đạo Đảng, Nhà nước
1. Sau khi Đại sứ trình Quốc thư lên Chủ tịch nước, Bộ Ngoại giao thu xếp cho Đại sứ chào xã giao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao theo đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao và điều kiện cho phép.
2. Khi Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ, Bộ Ngoại giao thu xếp cho Đại sứ chào từ biệt Chủ tịch nước và lãnh đạo Bộ Ngoại giao theo đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao. Trường hợp đặc biệt, thu xếp chào Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
3. Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao mời cơm thân chia tay và có quà tặng Đại sứ khi kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Khi Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ, Bộ Ngoại giao thu xếp cho Đại sứ chào từ biệt Chủ tịch nước và lãnh đạo Bộ Ngoại giao theo đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao. Trường hợp đặc biệt, thu xếp chào Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao mời cơm thân chia tay và có quà tặng Đại sứ khi kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?