Đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải chịu trách nhiệm không?
- Đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải chịu trách nhiệm không?
- Nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm phải đảm bảo thể hiện đầy đủ những nội dung chủ yếu gì?
- Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đại lý bảo hiểm cần tránh thực hiện những các hành vi nào?
Đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải chịu trách nhiệm không?
Căn cứ Điều 128 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trong hoạt động đại lý bảo hiểm
...
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về việc tổ chức, quản lý, sử dụng đại lý bảo hiểm;
b) Tổ chức đào tạo và cập nhật kiến thức cho đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm;
d) Thực hiện các trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng đại lý bảo hiểm đã giao kết;
đ) Thanh toán, chi trả hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và quyền lợi khác theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm không vượt quá mức tối đa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
e) Hoàn trả cho đại lý bảo hiểm tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận;
g) Chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm, nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết. Trường hợp đại lý bảo hiểm, nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết;
h) Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động đại lý bảo hiểm;
...
Như vậy, trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết.
Tải về mẫu hợp đồng đại lý bảo hiểm mới nhất 2023: Tại Đây
Đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải chịu trách nhiệm không? (Hình từ Internet)
Nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm phải đảm bảo thể hiện đầy đủ những nội dung chủ yếu gì?
Căn cứ Điều 126 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nội dung hợp đồng kinh doanh bảo hiểm như sau:
Nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm
Hợp đồng đại lý bảo hiểm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ của đại lý bảo hiểm;
2. Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, đại lý bảo hiểm;
4. Nội dung và phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm;
5. Hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác (nếu có);
6. Thời hạn hợp đồng;
7. Phương thức giải quyết tranh chấp.
Như vậy, một hợp đồng đại lý bảo hiểm phải đảm bảo thể hiện được các nội dung chủ yếu theo quy định pháp luật nêu trên.
Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đại lý bảo hiểm cần tránh thực hiện những các hành vi nào?
Căn cứ Điều 129 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì đại lý bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau:
(1) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
(2) Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
(3) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
(4) Xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 ra sao?
- Yêu cầu học vấn đối với hiệu trưởng trường trung cấp là gì? Hiệu trưởng trường trung cấp tư thục là công chức hay viên chức?
- Công trình xây dựng quy mô nhỏ chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng đúng không?
- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính khi giáo viên trường mầm non xúc phạm danh dự trẻ em được xác định như thế nào?