Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội người cao tuổi Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào triệu tập?
- Nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội người cao tuổi Việt Nam cần thực hiện gồm những nhiệm vụ nào?
- Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội người cao tuổi Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào triệu tập?
- Ban chấp hành Hội người cao tuổi Việt Nam là cơ quan như thế nào theo quy định của pháp luật?
Nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội người cao tuổi Việt Nam cần thực hiện gồm những nhiệm vụ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội người cao tuổi Việt Nam như sau:
Đại hội đại biểu toàn quốc
...
2. Đại hội có nhiệm vụ:
a) Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có);
c) Thảo luận, góp ý kiến vào Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và Báo cáo tài chính của Hội;
d) Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
đ) Thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng khác của Hội (nếu có);
e) Thông qua nghị quyết Đại hội.
...
Theo đó, Đại hội đại biếu toàn quốc của Hội người cao tuổi Việt Nam có một số nhiệm vụ cần thực hiện như sau:
- Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
- Thảo luận và thông qua Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có);
- Thảo luận, góp ý kiến vào Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và Báo cáo tài chính của Hội;
- Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
- Thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng khác của Hội (nếu có);
- Thông qua nghị quyết Đại hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội người cao tuổi Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào triệu tập? (Hình từ Internet)
Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội người cao tuổi Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào triệu tập?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội người cao tuổi Việt Nam như sau:
Đại hội đại biểu toàn quốc
1. Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội, do Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi Việt Nam triệu tập nhiệm kỳ 05 (năm) năm. Căn cứ tình hình thực tế, Hội có thể triệu tập Đại hội nhiệm kỳ muộn hơn nhưng không quá 01 (một) năm theo quy định của pháp luật. Hội triệu tập Đại hội bất thường khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành đề nghị.
Đại hội được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
...
Như vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội người cao tuổi Việt Nam do Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi Việt Nam triệu tập nhiệm kỳ 05 (năm) năm.
Đại hội được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
Ban chấp hành Hội người cao tuổi Việt Nam là cơ quan như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về Ban chấp hành Hội như sau:
Ban Chấp hành Hội
1. Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi Việt Nam do Đại hội hiệp thương dân chủ bầu ra. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Ủy viên Ban Chấp hành thôi tham gia công tác Hội hoặc không còn đủ sức khỏe để tham gia công tác Hội thì đương nhiên rút khỏi Ban Chấp hành. Ban Thường vụ làm các thủ tục cần thiết và báo cáo Ban Chấp hành trong kỳ họp gần nhất.
2. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai kỳ Đại hội, có nhiệm vụ:
a) Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, các chủ trương công tác quan trọng của Hội;
b) Chỉ đạo phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - gương sáng”, hiến kế, hiến công vì quê hương đất nước;
c) Bầu Ban Thường vụ với số lượng ủy viên do Ban Chấp hành quyết định; bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ; bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành khi có yêu cầu nhưng không quá 1/3 (một phần ba) số ủy viên do Đại hội bầu.
d) Ban Chấp hành họp thường kỳ 1 (một) năm 1 (một) lần, họp bất thường khi cần.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành:
a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Các cuộc họp của Ban Chấp hành hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp. Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết tán thành. Ban Chấp hành quyết định biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.
Từ quy định trên thì Ban chấp hành Hội người cao tuổi Việt Nam là cơ quan do Đại hội hiệp thương dân chủ bầu ra. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định.
Ủy viên Ban Chấp hành thôi tham gia công tác Hội hoặc không còn đủ sức khỏe để tham gia công tác Hội thì đương nhiên rút khỏi Ban Chấp hành. Ban Thường vụ làm các thủ tục cần thiết và báo cáo Ban Chấp hành trong kỳ họp gần nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường phạt bao nhiêu 2025?
- Món ăn truyền thống Việt Nam ngày Tết? Bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là trách nhiệm của ai?
- Lời chúc Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy? Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy nghĩa là gì?
- Cách viết tờ khai đề nghị tặng Huy hiệu Đảng? Đảng viên nào làm tờ khai đề nghị tặng Huy hiệu Đảng?
- Thơ chúc Tết 2 câu? Bài thơ chúc Tết Nguyên Đán 2 câu? Câu thơ chúc Tết hay nhất? Tết Nguyên Đán công dân có phải treo cờ?