Đại học vùng có những đơn vị thành viên nào? Các trường đại học có phải là đơn vị thành viên của đại học vùng không?
Đại học vùng có những đơn vị thành viên nào?
Đơn vị thành viên của đại học vùng (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên (gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BGDĐT quy định về các đơn vị thành viên của đại học vùng như sau:
Các đơn vị thành viên của đại học vùng
1. Đơn vị thành viên của đại học vùng bao gồm trường đại học, viện nghiên cứu thành viên có tư cách pháp nhân do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của pháp luật; các đơn vị thành viên được tự chủ trong tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
Theo đó, đại học vùng có các đơn vị thành viên bao gồm các trường đại học, viện nghiên cứu thành viên có tư cách pháp nhân do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị thành viên được tự chủ trong tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BGDĐT.
Trường đại học thành viên của đại học vùng có cơ cấu tổ chức thế nào?
Tại khoản 2 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BGDĐT quy định cơ cấu tổ chức của trường đại học thành viên của đại học vùng thực hiện theo quy định tại Điều 14 Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018).
Theo đó, cơ cấu tổ chức của trường đại học thành viên của đại học vùng bao gồm:
- Hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (sau đây gọi chung là hội đồng trường);
- Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện (sau đây gọi chung là hiệu trưởng trường đại học); phó hiệu trưởng trường đại học, phó giám đốc học viện (sau đây gọi chung là phó hiệu trưởng trường đại học);
- Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
- Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;
- Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.
Hiệu trưởng trường đại học thành viên của đại học vùng có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Các đơn vị thành viên của đại học vùng
…
2. Cơ cấu tổ chức của trường đại học thành viên của đại học vùng thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung Điều 14 Luật Giáo dục đại học); hội đồng trường của trường đại học thành viên của đại học vùng thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung Điều 16 Luật Giáo dục đại học), khoản 8 Điều 7 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP và Quy chế này; hiệu trưởng trường đại học thành viên của đại học vùng thực hiện theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung Điều 20 Luật Giáo dục đại học), quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư đối với giảng viên của nhà trường có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
Tại khoản 3 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường đại học thành viên của đại học vùng như sau:
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học
…
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:
a) Là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của cơ sở giáo dục đại học, trừ trường hợp quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận có quy định khác;
b) Tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hợp tác trong nước, quốc tế, hoạt động khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quyết định của hội đồng trường, hội đồng đại học;
c) Trình văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng trường, hội đồng đại học sau khi tổ chức lấy ý kiến của tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ sở giáo dục đại học; ban hành quy định khác của cơ sở giáo dục đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
d) Đề xuất hội đồng trường, hội đồng đại học xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý thuộc thẩm quyền của hội đồng trường, hội đồng đại học; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý khác của cơ sở giáo dục đại học, quyết định dự án đầu tư theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
đ) Hằng năm, báo cáo trước hội đồng trường, hội đồng đại học về kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học và ban giám hiệu, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện công khai, minh bạch thông tin; thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao;
e) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước hội đồng trường, hội đồng đại học và các bên liên quan; chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức có liên quan về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?