Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công thì có phải chịu lệ phí Tòa án không?
- Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không?
- Đại diện tập thể người lao động có được yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công?
- Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công thì có phải chịu lệ phí Tòa án không?
Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không?
Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công được quy định tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
2. Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
3. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
4. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.
5. Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ Điều 405 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
2. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về tính hợp pháp của cuộc đình công trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Như vậy, theo quy định trên thì yêu cầu xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Cụ thể là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không? (Hình từ Internet)
Đại diện tập thể người lao động có được yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công?
Quyền yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công của đại diện tập thể người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 403 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
1. Trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
2. Người yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải làm đơn yêu cầu gửi Tòa án. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
a) Những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công;
c) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động nơi tập thể lao động đình công.
3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Theo quy định, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công.
Như vậy, đại diện tập thể người lao động được quyền yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công thì có phải chịu lệ phí Tòa án không?
Lệ phí Tòa án đối với yêu cầu của đại diện tập thể người lao động được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 như sau:
Không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; không phải chịu án phí, lệ phí Tòa án
...
2. Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:
a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 2 Điều 5, điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật phá sản;
b) Ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
c) Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 5 Điều 84, khoản 2 Điều 86, khoản 2 Điều 119 của Luật hôn nhân và gia đình; cơ quan nhà nước yêu cầu Tòa án cung cấp bản sao, trích lục bản án;
đ) Viện kiểm sát kháng nghị quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;
e) Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà pháp luật có quy định.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công thì không phải chịu lệ phí Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?