Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư trái phiếu của Nhà nước phải có trách nhiệm như thế nào?
Có những nguồn vốn của Nhà nước để phát triển nhà ở nào?
Theo khoản 1 Điều 113 Luật Nhà ở 2023 quy định về nguồn vốn của Nhà nước để phát triển nhà ở như sau:
Nguồn vốn của Nhà nước để phát triển nhà ở
1. Nguồn vốn của Nhà nước để phát triển nhà ở bao gồm:
a) Vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Vốn từ công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn huy động từ Quỹ phát triển đất, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy theo quy định trên thì những nguồn vốn của Nhà nước để phát triển nhà ở sau:
- Vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
- Vốn từ công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
- Vốn huy động từ Quỹ phát triển đất, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách khác theo quy định của pháp luật.
Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư trái phiếu của Nhà nước phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Luật Nhà ở 2023 quy định trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công như sau:
Trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công
...
2. Đối với nhà ở thuộc tài sản công được đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 113 của Luật này, đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công thực hiện trách nhiệm quy định tại các điểm c, đ, e, g và h khoản 1 Điều này.
...
Như vậy theo quy định trên thì đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư trái phiếu của Nhà nước phải có trách nhiệm như sau:
- Quyết định việc bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; phê duyệt phương án di dời, cưỡng chế di dời, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời theo thẩm quyền;
- Ban hành hoặc quyết định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở, miễn, giảm tiền thuê, tiền mua nhà ở;
- Quyết định chuyển đổi công năng nhà ở theo quy định tại Điều 124 Luật Nhà ở 2023;
- Quyết định việc sử dụng kinh phí thu được từ hoạt động kinh doanh đối với phần diện tích dùng để kinh doanh dịch vụ trong nhà ở phục vụ tái định cư nhằm hỗ trợ kinh phí bảo trì và công tác quản lý vận hành nhà ở này;
- Quyết định thu hồi nhà ở, quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở;
- Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư trái phiếu của Nhà nước phải có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ internet)
Nhà ở thuộc tài sản công bao gồm những loại nhà ở nào?
Theo Điều 13 Luật Nhà ở 2023 quy định về nhà ở thuộc tài sản công như sau:
1. Nhà ở thuộc tài sản công bao gồm:
a) Nhà ở công vụ bao gồm nhà ở công vụ của trung ương và nhà ở công vụ của địa phương theo quy định của pháp luật về nhà ở;
b) Nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để bố trí tái định cư theo quy định của pháp luật về nhà ở nhưng chưa bố trí tái định cư;
c) Nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng để bố trí cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;
d) Nhà ở không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật trong các thời kỳ và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở;
đ) Nhà ở của chủ sở hữu khác được chuyển thành sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này.
2. Việc phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở thuộc tài sản công được thực hiện theo quy định của Luật này; trường hợp Luật này không quy định thì thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Như vậy theo quy định trên thì nhà ở thuộc tài sản công gồm những loại nhà ở như sau:
- Nhà ở công vụ bao gồm nhà ở công vụ của trung ương và nhà ở công vụ của địa phương theo quy định của pháp luật về nhà ở;
- Nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để bố trí tái định cư theo quy định của pháp luật về nhà ở nhưng chưa bố trí tái định cư;
- Nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng để bố trí cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;
Lưu ý: Nhà ở không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 13 Luật Nhà ở 2023 được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật trong các thời kỳ và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở;
- Nhà ở của chủ sở hữu khác được chuyển thành sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Nhà ở 2023.
Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Vừa qua, đã có dự thảo đề xuất Luật Nhà ở 2023 sẽ có hiệu lực sớm từ ngày 01 tháng 08 năm 2024. Nếu dự thảo được thông qua thì Luật Nhà ở 2023 sẽ có hiệu lực sớm từ 1/8/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?