Đại biểu Quốc hội có được sử dụng thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp về nội dung nhân sự hay không?
- Đại biểu Quốc hội có được sử dụng thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp về nội dung nhân sự hay không?
- Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội khi thảo luận, tranh luận tại phiên họp tại kỳ họp Quốc hội là gì?
- Đối tượng nào có trách nhiệm tổ chức tập hợp, tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội?
Đại biểu Quốc hội có được sử dụng thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp về nội dung nhân sự hay không?
Căn cứ tại Điều 28 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 về bảo đảm trật tự, an ninh và trang nghiêm tại kỳ họp Quốc hội:
Bảo đảm trật tự, an ninh và trang nghiêm tại kỳ họp Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội, cá nhân khác được mời tham dự, dự thính phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm giữ trật tự phiên họp; tuân thủ các quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội về trình tự, thủ tục tiến hành các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội; trang phục nghiêm túc; sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ lịch sự; tôn trọng đại biểu Quốc hội, cá nhân khác, cơ quan, tổ chức tại phiên họp; không sử dụng thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp kín, phiên họp về nội dung nhân sự.
2. Tại phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, Lễ tuyên thệ, đại biểu Quốc hội và khách mời mặc com-lê, áo dài truyền thống hoặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Trường hợp đại biểu Quốc hội hoặc cá nhân khác được mời tham dự, dự thính phiên họp không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp nhắc nhở và yêu cầu đại biểu Quốc hội, cá nhân đó chấp hành nghiêm túc quy định.
Như vậy, Đại biểu Quốc hội, cá nhân khác được mời tham dự, dự thính phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm không sử dụng thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp về nội dung nhân sự.
Lưu ý: Trường hợp đại biểu Quốc hội hoặc cá nhân khác được mời tham dự, dự thính phiên họp không tuân thủ quy định cụ thể là việc sử dụng thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp về nội dung nhân sự thì:
Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp nhắc nhở và yêu cầu đại biểu Quốc hội, cá nhân đó chấp hành nghiêm túc quy định.
Đại biểu Quốc hội có được sử dụng thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp về nội dung nhân sự hay không? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội khi thảo luận, tranh luận tại phiên họp tại kỳ họp Quốc hội là gì?
Theo quy định tại Điều 16 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 thì trách nhiệm của đại biểu Quốc hội khi thảo luận, tranh luận tại phiên họp tại kỳ họp Quốc hội là:
- Tuân thủ quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phát biểu tập trung về nội dung thảo luận.
- Đại biểu Quốc hội tranh luận tập trung làm rõ vấn đề cần tranh luận, bảo đảm tính xây dựng, có thái độ tôn trọng đại biểu Quốc hội đã phát biểu trước.
- Trường hợp đại biểu Quốc hội đăng ký mà chưa phát biểu hoặc đã phát biểu nhưng chưa hết ý kiến do hết thời gian phát biểu thì gửi ý kiến bằng văn bản đến Tổng Thư ký Quốc hội để tập hợp, tổng hợp.
Đối tượng nào có trách nhiệm tổ chức tập hợp, tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội?
Căn cứ tại Điều 27 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 về tập hợp, tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại các phiên họp:
Tập hợp, tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại các phiên họp
1. Ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội tại các phiên họp có giá trị như nhau và phải được tập hợp, tổng hợp, giải trình, tiếp thu và báo cáo đầy đủ, trung thực với Quốc hội.
2. Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức tập hợp, tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội.
3. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết, báo cáo tự mình hoặc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo giải trình ý kiến thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội gửi đến đại biểu Quốc hội trước khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về nội dung đó.
4. Báo cáo tập hợp, báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội về từng nội dung của kỳ họp Quốc hội được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 02 ngày đối với kỳ họp thường lệ và 24 giờ đối với kỳ họp bất thường trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội về nội dung đó. Báo cáo tập hợp, báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội tại phiên biểu quyết thông qua phải được gửi đến đại biểu Quốc hội theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
5. Mẫu báo cáo tập hợp,báo cáo tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội do Tổng Thư ký Quốc hội quy định.
Như vậy, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức tập hợp, tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?