Đại biểu dân cử có phải là cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật không?
- Đại biểu dân cử có phải là cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật không?
- Cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền có trách nhiệm điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật không?
- Việc xử lý các hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật được quy định như thế nào?
Đại biểu dân cử có phải là cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật không?
Căn cứ theo điểm b khoản 7 Điều 2 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ được hiểu như sau:
...
7. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật bao gồm:
a) Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc được giao trách nhiệm trong việc đề nghị xây dựng pháp luật, lập, thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, lấy ý kiến, trình, tham gia góp ý, phản biện xã hội, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
b) Đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền hoặc được giao trách nhiệm trong việc đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, lập, thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, lấy ý kiến, trình, tham gia góp ý, phản biện xã hội, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, Đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền hoặc được giao trách nhiệm trong việc đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, lập, thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, lấy ý kiến, trình, tham gia góp ý, phản biện xã hội, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật sẽ bao gồm đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền.
Đại biểu dân cử có phải là cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật không? (Hinh từ Internet)
Cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền có trách nhiệm điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật không?
Căn cứ theo điểm h khoản 1 Điều 10 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 có quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật
1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật
a) Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền hình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ trình và chất lượng dự án, dự thảo văn bản.
b) Ban soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo về tiến độ, chất lượng dự án, dự thảo văn bản.
c) Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo; việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia trong quá trình chỉnh lý văn bản; chất lượng dự án, dự thảo văn bản được phân công soạn thảo.
d) Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật chịu trách nhiệm về nội dung đề nghị, kiến nghị của mình. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền được đề nghị tham gia góp ý kiến, phản biện xã hội về đề nghị xây dựng pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về nội dung và thời hạn tham gia góp ý kiến, phản biện xã hội.
e) Cơ quan chủ trì thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về thời hạn, kết quả thẩm tra đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; cơ quan tham gia thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về thời hạn, kết quả tham gia thẩm tra đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực mà cơ quan mình phụ trách.
g) Cơ quan, tổ chức chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tiếp thu, chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
h) Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng văn bản do mình ban hành.
...
Như vậy, cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng văn bản do mình ban hành.
Việc xử lý các hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật như sau:
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Những hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật chưa có quy định xử lý thì căn cứ vào Điều lệ và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ và quy định của các tổ chức đoàn thể để xử lý cho phù hợp.
Trường hợp đã xử lý kỷ luật, nhưng xét thấy cần thiết thì cấp có thẩm quyền phải kiên quyết điều chuyển người vi phạm khỏi vị trí công tác đang đảm nhiệm, thay thế, cho thôi giữ chức, miễn nhiệm, từ chức, không bố trí công tác liên quan đến hoạt động xây dựng pháp luật.
- Trường hợp vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật, không được giữ lại để xử lý nội bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?