Đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng người đó không có tội thì cơ quan nào có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại?
Đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng người đó không có tội thì cơ quan nào có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại?
Như trường hợp anh đã trình bày thì còn cần phải xác định là quyết định khởi tố bị can đó đã được Viện kiểm sát phê duyệt hay chưa?
Nếu quyết định khởi tố bị can đã được Viện kiểm sát phê duyệt thì Viện kiểm sát là cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại theo Điều 35 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
Viện kiểm sát là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
1. Đã phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ của Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhưng người bị bắt, bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;
2. Đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam, quyết định gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật này; đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng căn cứ kết quả điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
3. Đã ra quyết định truy tố bị can nhưng Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;
4. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng sau đó có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
5. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng sau đó tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;
6. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
7. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và sau đó Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
Như vậy, nếu Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc đã ra quyết định khởi tố bị can mà sau đó có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật này thì Viện kiểm sát có trách nhiệm bồi thường.
Hoặc Viện kiểm sát đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng căn cứ kết quả điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Viện kiểm sát cũng phải bồi thường.
Quyết định khởi tố bị can (Hình từ Internet)
Cơ quan điều tra phải giải quyết bồi thường trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 34 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
1. Đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; đã ra lệnh bắt, quyết định tạm giữ nhưng cơ quan, người có thẩm quyền quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
2. Đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định khởi tố vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra ra kết luận điều tra bổ sung hoặc kết luận điều tra mới đề nghị truy tố nhưng Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
Như vậy, trong trường hợp anh đã nêu:
- Nếu như cơ quan điều ra quyết định khởi tố bị can nhưng không được Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định khởi tố vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm thì cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đó có trách nhiệm phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Nếu cơ quan giải quyết bồi thường bị giải thể thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai?
Căn cứ vào Điều 40 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể
1. Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thì việc xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
a) Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường đã được chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể thì cơ quan kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp không có cơ quan nào kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đã bị giải thể thì cơ quan đã ra quyết định giải thể là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp cơ quan đã ra quyết định giải thể là Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền xác định cơ quan giải quyết bồi thường;
b) Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây thiệt hại thì cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp không có sự thống nhất về cơ quan giải quyết bồi thường thì cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền xác định cơ quan giải quyết bồi thường;
c) Trường hợp tại thời điểm thụ lý yêu cầu bồi thường mà người thi hành công vụ gây thiệt hại không còn làm việc tại cơ quan quản lý người đó tại thời điểm gây thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan quản lý người thi hành công vụ tại thời điểm gây thiệt hại;
d) Trường hợp có sự ủy quyền hoặc ủy thác thực hiện công vụ thì cơ quan ủy quyền hoặc cơ quan ủy thác là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp cơ quan được ủy quyền, cơ quan nhận ủy thác là cơ quan nhà nước thực hiện không đúng nội dung ủy quyền, ủy thác gây thiệt hại thì cơ quan này là cơ quan giải quyết bồi thường.
2. Trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án thì Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ án là cơ quan giải quyết bồi thường.
3. Trường hợp người yêu cầu bồi thường đồng thời yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại và Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thì cơ quan đã thụ lý yêu cầu bồi thường trước là cơ quan giải quyết bồi thường.
Như vậy, trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường đã được chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể thì cơ quan kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó là cơ quan giải quyết bồi thường;
- Trường hợp không có cơ quan nào kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đã bị giải thể thì cơ quan đã ra quyết định giải thể là cơ quan giải quyết bồi thường;
- Trường hợp cơ quan đã ra quyết định giải thể là Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền xác định cơ quan giải quyết bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có được chấm dứt chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công bố không?
- Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu là gì? Biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm điều kiện xuất khẩu?
- Công trình xây dựng theo tuyến được miễn giấy phép xây dựng khi nào theo quy định của pháp luật?
- Ngân hàng liên doanh được tổ chức dưới hình thức nào? Thành viên sáng lập là ngân hàng thương mại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?