Đã ghi tên vào danh sách cử tri nhưng không thể tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi đã được ghi danh sách thì cử tri này có quyền làm gì?
Danh sách cử tri được lập dựa trên những nguyên tắc nào?
Danh sách cử tri được lập dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 24 Luật Trưng cầu ý dân 2015 như sau:
Nguyên tắc lập danh sách cử tri
1. Mọi công dân có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
2. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
3. Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri tại nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Cử tri là công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ thì đến xuất trình hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đăng ký thường trú hoặc tạm trú để được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
Theo đó, danh sách cử tri được lập dựa trên những nguyên tắc sau:
- Mọi công dân có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
- Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
- Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri tại nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Cử tri là công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ thì đến xuất trình hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đăng ký thường trú hoặc tạm trú để được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
Danh sách cử tri (Hình từ Internet)
Đã ghi tên vào danh sách cử tri nhưng không thể tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi đã được ghi danh sách thì cử tri này có quyền làm gì?
Đã ghi tên vào danh sách cử tri nhưng không thể tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi đã được ghi danh sách thì cử tri này có quyền theo khoản 29 Luật Trưng cầu ý dân 2015 như sau:
Bỏ phiếu ở nơi khác
Từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri cấp giấy chứng nhận để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. Khi cấp giấy chứng nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân thuộc địa phương mình bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi khác”.
Như vậy, đã ghi tên vào danh sách cử tri nhưng không thể tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi đã được ghi danh sách thì cử tri này có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri cấp giấy chứng nhận để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu.
Khi cấp giấy chứng nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân thuộc địa phương mình bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi khác”.
Khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân được quy định như thế nào?
Khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân được quy định theo Điều 30 Luật Trưng cầu ý dân 2015 cụ thể dưới đây:
Khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân
1. Việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
2. Mỗi khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri. Ở miền núi, vùng cao, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có đủ ba trăm cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
3. Các trường hợp có thể thành lập khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân riêng gồm:
a) Đơn vị vũ trang nhân dân;
b) Bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà hộ sinh, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên;
c) Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?