Đã được thụ lý yêu cầu bồi thường nhà nước trong lĩnh vực thuế thì có được yêu cầu tiếp tại cơ quan khác không?
Đã được thụ lý yêu cầu bồi thường nhà nước trong lĩnh vực thuế thì có được yêu cầu tiếp tại cơ quan khác không?
Căn cứ Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 về Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành.
Theo đó, tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 có xác định nguyên tắc giải quyết bồi thường nhà nước như sau:
Nguyên tắc giải quyết bồi thường nhà nước
1. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Cơ quan Thuế giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
2. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN.
3. Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật TNBTCNN giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật TNBTCNN.
4. Tuân thủ thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường.
5. Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì cơ quan Thuế chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại.
Như vậy, theo quy định trên thì người yêu cầu bồi thường đã được cơ quan giải quyết bồi thường thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu bồi thường tại các cơ quan khác, trừ các trường hợp sau:
- Đã rút yêu cầu bồi thường tại cơ quan giải quyết ban đầu;
- Không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường;
- Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không ra quyết định giải quyết bồi thường;
- Kết quả thương lượng không thành.
Theo đó, thời gian yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan khác được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 và khoản 2 Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017.
Đã được thụ lý yêu cầu bồi thường nhà nước trong lĩnh vực thuế thì có được yêu cầu tiếp tại cơ quan khác không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan thuế gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023, hồ sơ yêu cầu bồi thường nhà nước bao gồm:
- Văn bản yêu cầu bồi thường;
- Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường (trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường);
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
- Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế thì phải có thêm các giấy tờ sau:
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;
- Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;
- Di chúc (Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc);
- Văn bản hợp pháp về quyền thừa kế Trường hợp người bị thiệt hại chết mà không có di chúc).
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan thuế gồm những văn bản nào?
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế được xác định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
...
2. Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là văn bản đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo đúng quy định của pháp luật, trong đó xác định rõ hành vi trái pháp luật của công chức thuế gây thiệt hại, bao gồm:
a) Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;
b) Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật;
c) Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;
d) Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ trên cơ sở kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra;
đ) Quyết định xử lý kỷ luật công chức thuế thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật;
e) Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ;
g) Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật TNBTCNN.
Như vậy, văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế bao gồm các giấy tờ, tài liệu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?