Đã có thời gian bãi bỏ phụ cấp thâm niên của công chức, viên chức sau khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Đã có thời gian bãi bỏ phụ cấp thâm niên của công chức, viên chức sau khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Ngày 10/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024.
Một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 về cải cách tiền lương đó là thời điểm bỏ phụ cấp thâm niên nghề cho công chức, viên chức. Riêng quân đội, công an và cơ yếu thì vẫn được giữ lại loại phụ cấp này để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức.
Theo đó, nội dung Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 nêu rõ, sẽ cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024.
Do đó, khi cải cách tiền lương sẽ chính thức bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề cho công chức, viên chức. Như vậy, thời điểm chính thức bỏ phụ cấp thâm niên nghề của công chức, viên chức là từ ngày 01/7/2024.
>> Xem thêm: Tăng lương thấp nhất công chức viên chức lên gần 5 triệu đồng/tháng khi tăng 6% lương tối thiểu vùng?
Đã có thời gian bãi bỏ phụ cấp thâm niên của công chức, viên chức sau khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Đối tượng nào được hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định hiện nay?
Căn cứ tại điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ-CP) quy định như sau:
Các chế độ phụ cấp lương
...
8. Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc:
a) Phụ cấp thâm niên nghề:
Áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm.
Mức phụ cấp như sau: sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phụ cấp thâm niên
1. Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
2. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, phụ cấp thâm niên nghề sẽ được áp dụng đối với các đối tượng như sau:
- Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân
- Sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân.
- Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm.
- Nhà giáo tham gia giảng dạy và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 5 năm trở lên thì sẽ được tính phụ cấp thâm niên là 5% trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Theo đó, sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
Đối với nhà giáo thì bắt đầu từ năm thứ 6 đóng BHXH thì mức phụ cấp thâm niên của giáo viên sẽ tăng thêm 1% cho mỗi 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay khi cải cách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức?
Căn cứ tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 xác đinh 05 yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Như vậy, dự kiến khi cải cách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay.
Thay vào đó mức lương cơ bản sẽ được xây dựng bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?