Cưỡng bức bán dâm là gì? Tội cưỡng bức bán dâm bị phạt mấy năm tù giam theo quy định pháp luật?
Cưỡng bức bán dâm là gì?
Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
2. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.
3. Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm.
4. Chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
5. Tổ chức hoạt động mại dâm là hành vi bố trí, sắp xếp để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
6. Cưỡng bức bán dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn buộc người khác phải thực hiện việc bán dâm.
7. Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
8. Bảo kê mại dâm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm.
Theo đó, cưỡng bức bán dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn buộc người khác phải thực hiện việc bán dâm.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 thì cưỡng bức bán dâm là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Cưỡng bức bán dâm là gì? Tội cưỡng bức bán dâm bị phạt mấy năm tù giam theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Tội cưỡng bức bán dâm bị phạt mấy năm tù giam?
Căn cứ Điều 24 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 quy định về việc xử lý đối với người có hành vi liên quan đến mại dâm như sau:
Xử lý đối với người có hành vi liên quan đến mại dâm
1. Người bảo kê mại dâm, góp vốn để sử dụng vào mục đích hoạt động mại dâm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người môi giới mại dâm, chứa mại dâm, cưỡng bức bán dâm, tổ chức mại dâm, mua bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, người phạm tội cưỡng bức bán dâm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Tội cưỡng bức bán dâm bị phạt mấy năm tù giam thì căn cứ quy định tại Điều 327 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm r khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Tội chứa mại dâm
1. Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Cưỡng bức mại dâm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chứa mại dâm 04 người trở lên;
đ) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Đối với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối chiếu với quy định trên, người có hành vi cưỡng bức bán dâm (cưỡng bức mại dâm) có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Trong trường hợp cưỡng bức bán dâm (cưỡng bức mại dâm) dẫn đến người đó chết hoặc tự sát thì người có hành vi cưỡng bức bán dâm có thể bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, người có hành vi cưỡng bức bán dâm còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nội dung quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm như thế nào?
Nội dung quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm được quy định tại Điều 30 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 như sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật và kế hoạch phòng, chống mại dâm.
- Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm.
- Tổ chức và quản lý các cơ sở chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán dâm.
- Thống kê về phòng, chống mại dâm; huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực cho phòng, chống mại dâm; nghiên cứu và áp dụng khoa học phục vụ công tác phòng, chống mại dâm.
- Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác liên quan đến mại dâm.
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm.
- Hợp tác quốc tế về phòng, chống mại dâm.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?