Cuộc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm các hoạt động nào?
- Cuộc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm các hoạt động nào?
- Việc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước phải dựa theo nguyên tắc nào?
- Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm gì khi tổ chức thực hiện việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo hình thức kiểm tra tại đơn vị?
Cuộc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm các hoạt động nào?
Cuộc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm các hoạt động được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy định theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN như sau:
Cuộc kiểm tra là các hoạt động để kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán theo quyết định kiểm tra của cấp có thẩm quyền; bao gồm các hoạt động từ giai đoạn chuẩn bị kiểm tra, thực hiện kiểm tra, lập, phát hành báo cáo kiểm tra và lưu trữ hồ sơ kiểm tra.
Như vậy, theo quy định trên thì cuộc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm các hoạt động từ giai đoạn chuẩn bị kiểm tra, thực hiện kiểm tra, lập, phát hành báo cáo kiểm tra và lưu trữ hồ sơ kiểm tra.
Cuộc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm các hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước phải dựa theo nguyên tắc nào?
Việc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước phải dựa theo nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Quy định theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN như sau:
Nguyên tắc thực hiện
1. Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng được theo dõi, đôn đốc, kiểm tra.
2. Việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN tại đơn vị được kiểm toán chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra của cấp có thẩm quyền.
3. Việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN tại đơn vị được kiểm toán thực hiện khi hết thời gian báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Báo cáo kiểm toán và sau khi được đôn đốc bằng văn bản mà đơn vị được kiểm toán không báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN hoặc báo cáo nhưng không cung cấp, cung cấp không đầy đủ bằng chứng, hồ sơ tài liệu hợp pháp, hợp lệ của việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán hoặc kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán thấp.
4. Các khiếu nại, kiến nghị của đơn vị được kiểm toán phát sinh trong quá trình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán phải kịp thời được giải quyết theo Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước của KTNN.
Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước phải dựa theo nguyên tắc sau:
- Việc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.
- Việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước tại đơn vị được kiểm toán chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra của cấp có thẩm quyền.
- Việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước tại đơn vị được kiểm toán thực hiện khi hết thời gian báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Báo cáo kiểm toán và sau khi được đôn đốc bằng văn bản mà đơn vị được kiểm toán không báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước hoặc báo cáo nhưng không cung cấp, cung cấp không đầy đủ bằng chứng, hồ sơ tài liệu hợp pháp, hợp lệ của việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán hoặc kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán thấp.
- Các khiếu nại, kiến nghị của đơn vị được kiểm toán phát sinh trong quá trình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán phải kịp thời được giải quyết theo Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước của Kiểm toán Nhà nước.
Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm gì khi tổ chức thực hiện việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo hình thức kiểm tra tại đơn vị?
Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm gì khi tổ chức thực hiện việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo hình thức kiểm tra tại đơn vị, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy định theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN như sau:
Trách nhiệm của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán
…
4. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo hình thức kiểm tra tại đơn vị, cụ thể:
a) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch và ban hành quyết định kiểm tra, chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về kế hoạch và quyết định kiểm tra;
b) Tổ chức kiểm tra; lập, thẩm định, phát hành báo cáo kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước và pháp luật về báo cáo kiểm tra.
c) Trường hợp qua kiểm tra, nếu phát hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Báo cáo kiểm toán, Thông báo kết quả kiểm toán đã phát hành chưa chính xác, sai sót do tổng hợp sai, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm tổ chức xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân (nếu có), trình Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổng hợp thẩm tra) phê duyệt việc đính chính kết luận, kiến nghị kiểm toán trước khi phát hành báo cáo kiểm tra có nội dung đính chính.
d) Trường hợp qua kiểm tra, nếu phát hiện các vi phạm có dấu hiệu tội phạm, Thủ trưởng đơn vị phải kịp thời báo cáo với Tổng Kiểm toán nhà nước để chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, không chờ đến khi kết thúc quá trình kiểm tra.
…
Theo đó, khi tổ chức thực hiện việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo hình thức kiểm tra tại đơn vị thì đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có các trách nhiệm được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?