Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông chỉ có một cổ đông nắm giữ 50% cổ phần tham dự thì có hợp lệ không?
Cổ đông nắm giữ 50% cổ phần của công ty cổ phần được triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông không?
Việc cổ đông nắm giữ 50% cổ phần của công ty cổ phần được triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông không, theo quy định tại Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
1. Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường. Hội đồng quản trị triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
a) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
b) Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật;
c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này;
d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
...
Dẫn chiếu khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Quyền của cổ đông phổ thông
...
2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
...
b) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
...
Theo khoản 3 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ đông nắm giữ 50% cổ phần của công ty cổ phần được yêu cầu yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau:
- Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao.
- Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu triệu tập họp của cổ đông.
Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định.
Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì cổ đông này có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông.
Họp Đại hội đồng cổ đông (Hình từ Internet)
Người triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải thực hiện những công việc nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020, người triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải thực hiện những công việc sau:
- Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp.
- Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông.
- Lập chương trình và nội dung cuộc họp.
- Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp.
- Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên.
- Xác định thời gian và địa điểm họp.
- Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật này.
- Công việc khác phục vụ cuộc họp.
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông chỉ có một cổ đông nắm giữ 50% cổ phần phổ thông tham dự thì có hợp lệ không?
Việc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông chỉ có một cổ đông nắm giữ 50% cổ phần tham dự thì có hợp lệ không, theo quy định tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
4. Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 142 của Luật này.
Như vậy, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần 2 được tiến hành hợp lệ khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định).
Do đó, đối với trường hợp câu hỏi của anh, nếu tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông lần đầu mà hai cổ đông còn lại không tham dự thì phải tổ chức họp lần thứ 2 (do anh chỉ có 50% cổ phần phổ thông)
Khi tổ chức họp lần thứ 2 thì lúc này anh nắm giữ 50% cổ phần (cổ phần có quyền biểu quyết), nếu các cổ đông còn lại không tham dự thì cuộc họp lần 2 này vẫn được xem là hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?