Cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp có tối thiểu bao nhiêu % diện tích đất công nghiệp dành cho việc di dời?
- Cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp có tối thiểu bao nhiêu % diện tích đất công nghiệp dành cho việc di dời?
- Ngân sách địa phương có hỗ trợ kinh phí lập dự án đầu tư cho doanh nghiệp di dời vào cụm công nghiệp làng nghề không?
- Nội dung quản lý Nhà nước đối với cụm công nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?
Cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp có tối thiểu bao nhiêu % diện tích đất công nghiệp dành cho việc di dời?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 32/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cụm công nghiệp là nơi sản xuất công nghiệp, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 05 ha.
2. Cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp có tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp dành cho việc di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề, có nghề truyền thống.
...
Như vậy, cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp có tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp dành cho việc di dời của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề, có nghề truyền thống.
Cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp có tối thiểu bao nhiêu % diện tích đất công nghiệp dành cho việc di dời? (Hình từ Internet)
Ngân sách địa phương có hỗ trợ kinh phí lập dự án đầu tư cho doanh nghiệp di dời vào cụm công nghiệp làng nghề không?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 27 Nghị định 32/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Hỗ trợ hoạt động phát triển cụm công nghiệp
1. Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp do Bộ Công Thương thực hiện gồm:
a) Điều tra, xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp; tổ chức hội nghị, hội thảo, phối hợp xúc tiến đầu tư cụm công nghiệp; thông tin tuyên truyền, in ấn, xuất bản tài liệu, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, pháp luật, chính sách về cụm công nghiệp;
b) Khảo sát, đánh giá, xây dựng chính sách, mô hình quản lý, kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp ở trong và ngoài nước; xây dựng, phổ biến thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
c) Nghiên cứu, xây dựng tiêu chí xác định các mô hình phát triển cụm công nghiệp hiệu quả, bảo vệ môi trường (như cụm công nghiệp chuyên ngành, cụm công nghiệp hỗ trợ, cụm công nghiệp sinh thái,…); tổ chức hướng dẫn, công nhận đối với các mô hình phát triển cụm công nghiệp; tổ chức khen thưởng, tổng kết, xây dựng báo cáo định hướng phát triển cụm công nghiệp.
2. Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp do địa phương thực hiện gồm:
a) Hoạt động phát triển cụm công nghiệp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này;
b) Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư cụm công nghiệp; điều tra, khảo sát các tổ chức, cá nhân có nhu cầu di dời, đầu tư vào cụm công nghiệp; lập, thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; lập quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp; hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến cụm công nghiệp;
c) Hỗ trợ kinh phí lập dự án đầu tư, chi phí vận chuyển, lắp đặt máy móc, dây chuyền thiết bị cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình trong làng nghề, khu dân cư di dời vào trong cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp là nguồn kinh phí sự nghiệp; được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Theo đó, ngân sách địa phương đảm bảo cho việc hỗ trợ kinh phí lập dự án đầu tư cho các doanh nghiệp trong làng nghề, khu dân cư di dời vào trong cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề.
Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Nội dung quản lý Nhà nước đối với cụm công nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 32/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp được pháp luật quy định như sau:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án phát triển, kế hoạch, chương trình, chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
- Quyết định, cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy phép, chứng nhận liên quan đến đầu tư, kinh doanh cụm công nghiệp; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu, thực hiện thủ tục hành chính nhà nước, dịch vụ công cộng, tiện ích về cụm công nghiệp.
- Tổ chức bộ máy, hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
- Thanh tra, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý kiến nghị, vi phạm pháp luật và các vấn đề phát sinh khác về cụm công nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?