Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương có nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh của những cửa hàng nào?
Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 619/QĐ-BCT năm 2013 quy định về vị trí và chức năng của Cục Xuất nhập khẩu như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Xuất nhập khẩu là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, mua bán hàng hóa quốc tế, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
2. Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các khoản thu phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước.
Cục Xuất nhập khẩu có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Agency of Foreign Trade.
Tên viết tắt: AFT.
Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Bộ máy giúp việc cho Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương gồm những đơn vị nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 619/QĐ-BCT năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Xuất nhập khẩu như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Bộ máy giúp việc Cục trưởng:
a) Văn phòng;
b) Phòng Tổng hợp Chính sách;
c) Phòng Xuất xứ hàng hóa;
d) Phòng Xuất nhập khẩu hàng Công nghiệp;
đ) Phòng Xuất nhập khẩu hàng Nông - Lâm - Thủy sản;
e) Phòng Quản lý Xuất khẩu gạo;
g) Phòng Thương mại quốc tế;
h) Văn phòng TBT;
i) Văn phòng SPS;
k) Văn phòng Đại diện Cục Xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng Đại diện Cục Xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng theo quy định của pháp luật để giao dịch.
2. Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thuộc Cục Xuất nhập khẩu:
a) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội;
b) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh;
c) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng;
d) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng;
...
Như vậy, theo quy định, Bộ máy giúp việc cho Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu bao gồm:
(1) Văn phòng;
(2) Phòng Tổng hợp Chính sách;
(3) Phòng Xuất xứ hàng hóa;
(4) Phòng Xuất nhập khẩu hàng Công nghiệp;
(5) Phòng Xuất nhập khẩu hàng Nông - Lâm - Thủy sản;
(6) Phòng Quản lý Xuất khẩu gạo;
(7) Phòng Thương mại quốc tế;
(8) Văn phòng TBT;
(9) Văn phòng SPS;
(10) Văn phòng Đại diện Cục Xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trong đó, Văn phòng Đại diện Cục Xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng theo quy định của pháp luật để giao dịch.
Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương có nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh của những cửa hàng nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Quyết định 619/QĐ-BCT năm 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Xuất nhập khẩu như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa
a) Trình Bộ trưởng ban hành quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa; phương án đàm phán về xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định, thoả thuận song phương và đa phương;
b) Tham mưu giúp Bộ trưởng chủ trì đàm phán với các nước có liên quan có xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định, thoả thuận song phương và đa phương;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ, thủ tục về thực hiện quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa; tổ chức ban hành các biểu mẫu về xuất xứ hàng hóa;
d) Tổ chức cấp và kiểm tra thực hiện các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý hoạt động kinh doanh của các cửa hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật thương mại trong WTO (gọi tắt là Văn phòng TBT) của Bộ Công Thương.
8. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp về các biện pháp kiểm dịch động thực vật trong WTO (gọi tắt là Văn phòng SPS) của Bộ Công Thương.
9. Hướng dẫn và phối hợp hoạt động với các hội ngành nghề trong lĩnh vực xuất nhập khẩu theo phân cấp của Bộ và quy định của pháp luật.
10. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật và nghiệp vụ, chuyên môn về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, thương mại quốc tế theo quy định của pháp luật.
11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa theo phân công của Bộ.
...
Như vậy, Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương có nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh của các cửa hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?