Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tối đa bao nhiêu tiền?

Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông và Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt tối đa bao nhiêu tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ? - câu hỏi của anh K. (Hà Nội)

Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tối đa bao nhiêu tiền?

Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông được quy định tại khoản 6 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều này quy định về thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 78 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những chức danh được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân tương ứng với từng lĩnh vực.
...

Như vậy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông có thẩm quyền phạt tiền đến 75 triệu đồng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân tương ứng với từng lĩnh vực.

Cục Cảnh sát giao thông

Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tối đa bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tối đa bao nhiêu tiền?

Thẩm quyền xử phạt của Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông được quy định tại khoản 4 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c và điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
...

Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 78 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những chức danh được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân tương ứng với từng lĩnh vực.
...

Như vậy, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông có thẩm quyền phạt tiền đến 15 triệu đồng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân tương ứng với từng lĩnh vực.

Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm nào trong lĩnh vực giao thông đường bộ?

Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính của Cảnh sát giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và được bổ sung bởi điểm a khoản 33 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6 (trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12;
c) Khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13;
d) Khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4, khoản 4a, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 15;
đ) Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27;
e) Khoản 1; khoản 2; điểm a khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm p, điểm q khoản 4; khoản 5; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm a, điểm b, điểm c, điểm h, điểm i khoản 7 Điều 28;
g) Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 (trừ điểm b, điểm c khoản 2; điểm a khoản 3; điểm b khoản 4; khoản 5 Điều 35), Điều 36;
h) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; khoản 8 Điều 37;
i) Điểm b, điểm c khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 40;
k) Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47;
l) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 48;
m) Điều 49, Điều 50;
n) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 51;
o) Điều 52; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 53;
p) Điểm a, điểm c khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 54;
q) Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64, Điều 65, Điều 66;
r) Khoản 2 Điều 67;
s) Điểm a, điểm b khoản 1; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều 71;
t) Điều 72, Điều 73.
...
Cảnh sát giao thông TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢNH SÁT GIAO THÔNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông được phân công, phân cấp thế nào từ 2025?
Pháp luật
Quy định về sử dụng âm hiệu còi, loa trong chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào?
Pháp luật
Thông tư 69/2024 quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông thế nào?
Pháp luật
Từ 2025, cảnh sát giao thông được phép dừng xe để kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện vi phạm trong phạm vi, địa bàn được phân công đúng không?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào? Động tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ ra sao?
Pháp luật
CSGT áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Từ 1/1/2025, xây dựng, ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông như thế nào?
Pháp luật
Từ 1/1/2025, nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông là gì? Lực lượng khác trong Công an nhân dân có nhiệm vụ ra sao?
Pháp luật
Trang phục của Cảnh sát giao thông khi kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt từ 01/01/2025 theo Thông tư 62 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát giao thông
801 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào