Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào và để tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập Cục trưởng cần làm gì?
- Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Để tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp cần làm gì?
- Vụ việc đã được Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao thì ai có quyền quyết định thanh tra lại?
Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 54/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 11 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP; trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp quy định tại Khoản 4 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Khoản 4 Điều 67 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Theo đó, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 11 Nghị định 07/2012/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng và tương đương, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Tổng cục trưởng và tương đương (sau đây gọi chung là Tổng cục trưởng); Cục trưởng thuộc Bộ; Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành được giao.
2. Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
3. Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
5. Xử [hạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành được giao.
- Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
- Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Hình từ Internet)
Để tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 54/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành
1. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra theo kế hoạch:
a) Căn cứ kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra;
b) Căn cứ kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp phân công thanh tra viên tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập; Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực phân công người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập.
...
Theo đó, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp phân công người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập.
Vụ việc đã được Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao thì ai có quyền quyết định thanh tra lại?
Tại Điều 38 Nghị định 54/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Thanh tra lại
1. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
2. Trình tự, thủ tục thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại các Điều 48, 49, 50, 51 và Điều 52 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.
Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?