Cục Tài vụ Quản trị trực thuộc Tổng cục Hải quan có được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
- Cục Tài vụ Quản trị trực thuộc Tổng cục Hải quan có được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
- Cục Tài vụ Quản trị trực thuộc Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ và quyền hạn gì về công tác quản lý tài chính?
- Cục Tài vụ Quản trị có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản nhà nước giao hay không?
Cục Tài vụ Quản trị trực thuộc Tổng cục Hải quan có được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 1068/QĐ-BTC năm 2016 quy định về vị trí và chức năng của Cục Tài vụ Quản trị như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Tài vụ - Quản trị là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện công tác tài chính, tài sản, đầu tư phát triển, xây dựng cơ bản, quản trị và kiểm tra nội bộ các đơn vị trong ngành hải quan; công tác mua sắm tập trung và chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng của ngành theo phân công, phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2. Cục Tài vụ - Quản trị có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục Tài vụ Quản trị trực thuộc Tổng cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Cục Tài vụ Quản trị trực thuộc Tổng cục Hải quan có được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Cục Tài vụ Quản trị trực thuộc Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ và quyền hạn gì về công tác quản lý tài chính?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Quyết định 1068/QĐ-BTC năm 2016 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Tài vụ Quản trị như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Hướng dẫn các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan thống nhất thực hiện và kiểm tra nội bộ công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư phát triển, xây dựng theo quy định của pháp luật.
3. Về quản lý tài chính:
a) Xây dựng quy chế quản lý tài chính, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành theo thẩm quyền;
b) Hướng dẫn các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan lập dự toán chi ngân sách; thẩm tra, tổng hợp, lập dự toán chi ngân sách hàng năm; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách;
c) Thực hiện giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi ngân sách hàng năm của các đơn vị sử dụng ngân sách;
đ) Thực hiện thẩm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán năm của các đơn vị; thông báo xét duyệt quyết toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán chi ngân sách năm của Tổng cục Hải quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
e) Thực hiện công khai dự toán, quyết toán chi ngân sách hàng năm của Tổng cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
4. Về quản lý đầu tư xây dựng:
a) Hướng dẫn các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan lập chủ trương đầu tư, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng dài hạn, trung hạn và hàng năm;
...
Như vậy, về công tác quản lý tài chính thì Cục Tài vụ Quản trị có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Xây dựng quy chế quản lý tài chính, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành theo thẩm quyền;
(2) Hướng dẫn các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan lập dự toán chi ngân sách;
Thẩm tra, tổng hợp, lập dự toán chi ngân sách hàng năm;
Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách;
(3) Thực hiện giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(4) Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi ngân sách hàng năm của các đơn vị sử dụng ngân sách;
(5) Thực hiện thẩm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán năm của các đơn vị; thông báo xét duyệt quyết toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước;
Tổng hợp, lập báo cáo quyết toán chi ngân sách năm của Tổng cục Hải quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(6) Thực hiện công khai dự toán, quyết toán chi ngân sách hàng năm của Tổng cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
Cục Tài vụ Quản trị có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản nhà nước giao hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quyết định 1068/QĐ-BTC năm 2016 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Tài vụ Quản trị như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Về quản lý tài sản:
a) Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài sản; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị kỹ thuật đặc thù và trang chế phục của Tổng cục Hải quan trình cấp có thẩm quyền ban hành;
b) Hướng dẫn các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan lập kế hoạch trung hạn, dài hạn và hàng năm đối với công tác mua sắm tài sản, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị kỹ thuật đặc thù, trang chế phục và sửa chữa tài sản;
c) Thẩm định kế hoạch trung hạn, dài hạn và hàng năm đối với công tác mua sắm tài sản, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị kỹ thuật đặc thù, trang chế phục và sửa chữa tài sản của các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan;
d) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý tài sản nhà nước giao tại các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan theo quy định;
đ) Kiểm tra, tổng hợp, đánh giá việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Tổng cục Hải quan; thống kê, chuẩn hóa, tổng hợp số liệu tài sản của Tổng cục Hải quan;
e) Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo về công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt và giảm nhẹ thiên tai của Tổng cục Hải quan;
g) Tham gia thẩm tra, thẩm định văn kiện các chương trình, dự án vay nợ, viện trợ; tiếp nhận và bàn giao tài sản từ các chương trình, dự án vay nợ, viện trợ cho các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan.
...
Như vậy, Cục Tài vụ Quản trị được phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý tài sản nhà nước giao tại các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng theo tuyến được miễn giấy phép xây dựng khi nào theo quy định của pháp luật?
- Ngân hàng liên doanh được tổ chức dưới hình thức nào? Thành viên sáng lập là ngân hàng thương mại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
- Thờ cúng tổ tiên là gì? Thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đâu? Thờ cúng tổ tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng?
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Phí bảo lãnh được quy định ra sao?