Cục Quản lý xây dựng công trình có nhiệm vụ quản lý việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình như thế nào?
Cục Quản lý xây dựng công trình có chức năng gì?
Cục Quản lý xây dựng công trình (Hình từ Internet)
Cục Quản lý xây dựng công trình có chức năng được quy định tại Điều 1 Quyết định 3969/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 27/09/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Quản lý xây dựng công trình là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, diêm nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Cục Quản lý xây dựng công trình là cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên phạm vi cả nước.
2. Cục Quản lý xây dựng công trình có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, cục Quản lý xây dựng công trình có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, diêm nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Trước đây, theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 1118/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 27/09/2023) thì Cục Quản lý xây dựng công trình là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cục Quản lý xây dựng công trình thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, diêm nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Cục Quản lý xây dựng công trình có nhiệm vụ quản lý việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý xây dựng công trình trong quản lý giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định tại khoản 7 Điều 2 Quyết định 1118/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
7. Quản lý giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình:
a) Chủ trì thẩm định, trình Bộ trưởng phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình (trường hợp thiết kế hai bước) đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước do Bộ quyết định đầu tư, giao Cục quản lý;
b) Chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình (trường hợp thiết kế hai bước) công trình xây dựng chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư theo phân công của Bộ trưởng;
c) Chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch thẩm định, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án; thẩm định trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu; theo dõi kiểm tra công tác đấu thầu; đầu mối chủ trì giải quyết kiến nghị về đấu thầu thuộc thẩm quyền của người quyết định đầu tư đối với các dự án được Bộ giao quản lý;
d) Theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện hợp đồng; tổng hợp báo cáo về công tác đấu thầu, tổng hợp danh sách các nhà thầu, các đối tượng có liên quan vi phạm pháp luật về đấu thầu, về hợp đồng trong hoạt động xây dựng các dự án chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
đ) Tổ chức kiểm tra công tác quản lý thi công, quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án đầu tư được Bộ giao quản lý;
e) Chủ trì công tác xử lý sự cố trong thi công xây dựng và khai thác sử dụng công trình xây dựng chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức giám định về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật; kiến nghị xử lý khi phát hiện sai phạm về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật;
g) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định; lập và trình Bộ báo cáo tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; Giám sát chất lượng công trình đối với các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT);
h) Tham gia Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đối với công trình quan trọng Quốc gia theo phân công của Bộ trưởng. Thường trực Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đối với các công trình do Bộ quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu.
Căn cứ quy định trên, Cục Quản lý xây dựng công trình thực hiện các nhiệm vụ nêu trên trong quản lý việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý xây dựng công trình như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý xây dựng công trình được quy định tại Điều 3 Quyết định 3969/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 27/09/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục: Có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
a) Cục trưởng có trách nhiệm: Trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật;
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Các tổ chức tham mưu:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Kế hoạch, Tổng hợp;
c) Phòng Thẩm định và Chuẩn bị đầu tư;
d) Phòng Quản lý thi công và Chất lượng công trình;
đ) Phòng Chế độ, dự toán;
e) Văn phòng đại diện Cục phía Nam, tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình có trách nhiệm sắp xếp, tổ chức lại các phòng, văn phòng theo quy định của pháp luật.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập: được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định pháp luật.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý xây dựng công trình như trên.
Trước đây, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý xây dựng công trình được quy định tại Điều 3 Quyết định 1118/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 27/09/2023) như sau:
- Lãnh đạo Cục: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
- Các tổ chức tham mưu:
+ Văn phòng Cục;
+ Phòng Kế hoạch, Tổng hợp;
+ Phòng Thẩm định đầu tư công trình;
+ Phòng Quản lý thi công và chất lượng công trình;
+ Phòng Chế độ, Dự toán;
+ Văn phòng đại diện Cục phía Nam, tại thành phố Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?