Cục Quản lý giám sát bảo hiểm có quyền thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm không?
Cục Quản lý giám sát bảo hiểm có tư cách pháp nhân không?
Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 1799/QĐ-BTC năm 2017, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm có vị trí và chức năng như sau:
- Cục Quản lý giám sát bảo hiểm là đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
- Cục Quản lý giám sát bảo hiểm có chức năng sau:
+ Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi cả nước;
+ Trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý giám sát bảo hiểm có quyền thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm không?
Nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Điều 2 Quyết định 1799/QĐ-BTC năm 2017 (sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 1736/QĐ-BTC năm 2020, Điều 1 Quyết định 98/QĐ-BTC năm 2020).
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Bộ trưởng Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về kinh doanh bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về kinh doanh bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
2. Tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
3. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (bao gồm cả trường hợp đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam); chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính chấp thuận những thay đổi của các tổ chức nêu trên theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm tra và giám sát hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam; hoạt động của các văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
5. Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo hiểm đối với các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hiệp hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
9. Thường trực giúp các Bộ, ngành liên quan trong việc chỉ đạo giám sát thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (Cơ quan Quốc gia thực hiện chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới).
10. Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm; thu thập, xử lý và cung cấp dữ liệu thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý hoặc nhu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân khác; tổ chức công tác thống kê, phân tích, dự báo, tổng kết và đánh giá tình hình hoạt động của thị trường bảo hiểm; thực hiện chế độ báo cáo thống kê về thị trường bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
10a. Xây dựng và đề xuất với Bộ Tài chính việc công bố áp dụng mức phí bảo hiểm tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm cơ bản của một số sản phẩm bảo hiểm theo quy định pháp luật.
11. Tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài ngành.
12. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ về thi, cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm và công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành.
13. Quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
Như vậy, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm không có quyền thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm mà chỉ có nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.
Cơ cấu tổ chức của Cục quản lý giám sát bảo hiểm như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Cục quản lý giám sát bảo hiểm theo quy định tại Điều 3 Quyết định 1799/QĐ-BTC năm 2017 (sửa đổi bởi Quyết định 1736/QĐ-BTC năm 2020, Quyết định 98/QĐ-BTC năm 2020) bao gồm:
- Bộ máy giúp việc Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm:
+ Văn phòng Cục;
+ Phòng Phát triển thị trường bảo hiểm;
+ Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọ;
+ Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm nhân thọ;
+ Phòng Quản lý, giám sát trung gian và phụ trợ bảo hiểm;
+ Phòng Thanh tra, kiểm tra;
+ Phòng Thống kê và Thông tin thị trường bảo hiểm.
- Đơn vị sự nghiệp:
Viện phát triển bảo hiểm Việt Nam.
Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện phát triển bảo hiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?