Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ nào? Cục Quản lý đấu thầu quản lý hoạt động của Báo Đấu thầu đúng không?
Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ nào?
Vị trí của Cục Quản lý đấu thầu được quy định tại Điều 1 Quyết định 826/QĐ-BKHĐT năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Quản lý đấu thầu là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu và đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Cục Quản lý đấu thầu có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và tài khoản cấp 2; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và được tổng hợp trong dự toán hằng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo đó, Cục Quản lý đấu thầu là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cục có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu và đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Cục Quản lý đấu thầu (Hình từ Internet)
Cục Quản lý đấu thầu quản lý hoạt động của Báo Đấu thầu đúng không?
Việc Cục Quản lý đấu thầu có quản lý hoạt động của Báo Đấu thầu không, theo quy định tại Điều 2 Quyết định 826/QĐ-BKHĐT năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và đầu tư theo phương thức PPP.
2. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đầu tư theo phương thức PPP và cam kết của Việt Nam về đấu thầu theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Thực hiện nhiệm vụ thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp trung ương theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đầu tư theo phương thức PPP.
6. Tổ chức kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP; tham gia các hoạt động kiểm tra, thanh tra do các cơ quan, đơn vị khác chủ trì thực hiện theo yêu cầu của Bộ trưởng.
7. Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu và đầu tư theo phương thức PPP của Bộ, ngành, địa phương.
8. Hợp tác quốc tế về đấu thầu và đầu tư theo phương thức PPP; chủ trì hoặc tham gia đàm phán, tổ chức thực hiện cam kết của Việt Nam về đấu thầu theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
9. Quản lý, khai thác, giám sát vận hành và phát triển Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và đấu thầu qua mạng.
10. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu, đầu tư theo phương thức PPP.
11. Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đầu tư theo phương thức PPP.
12. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu và tổ chức cá nhân liên quan khác; tổ chức cấp chứng chỉ nghiệp vụ về đấu thầu theo quy định của pháp luật đấu thầu.
13. Quản lý hoạt động của Báo Đấu thầu.
14. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với hội, hiệp hội có lĩnh vực hoạt động chính thuộc chức năng quản lý nhà nước của Cục.
15. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc pháp điển và hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Cục phụ trách theo quy định.
16. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, người lao động và tài sản, tài chính được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
17. Quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi, lĩnh vực Cục phụ trách.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
Theo quy định trên, một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Quản lý đấu thầu là quản lý hoạt động của Báo Đấu thầu.
Cục Quản lý đấu thầu có những đơn vị hành chính nào?
Những đơn vị hành chính thuộc Cục Quản lý đấu thầu được quy định tại Điều 3 Quyết định 826/QĐ-BKHĐT năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức
Các đơn vị hành chính gồm:
1. Phòng Chính sách đấu thầu.
2. Phòng Đấu thầu.
3. Phòng Hợp tác quốc tế.
4. Văn phòng Đối tác công tư (PPP).
5. Văn phòng Cục.
Các đơn vị sự nghiệp gồm:
1. Báo Đấu thầu.
2. Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia.
3. Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu.
Biên chế công chức, số lượng người làm việc và số lượng lao động hợp đồng hưởng lương từ nguồn ngân sách của Cục do Bộ trưởng quyết định.
Như vậy, Cục Quản lý đấu thầu có những đơn vị hành chính sau:
- Phòng Chính sách đấu thầu.
- Phòng Đấu thầu.
- Phòng Hợp tác quốc tế.
- Văn phòng Đối tác công tư (PPP).
- Văn phòng Cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vì sao thả cá chép cúng ông công ông táo? Khi thả cá chép thả cả túi ni lông có bị phạt hay không?
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?