Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao có những hoạt động nào nhằm phòng ngừa tội phạm sử dụng CNC?
Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao có những hoạt động nào nhằm phòng ngừa tội phạm sử dụng CNC?
Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao có những hoạt động nhằm phòng ngừa tội phạm sử dụng CNC được quy định tại Điều 8 Nghị định 25/2014/NĐ-CP như sau:
Hoạt động phòng ngừa của Cơ quan chuyên trách
1. Tổ chức, triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để thu thập thông tin, tài liệu về tình hình có liên quan tại các địa bàn, lĩnh vực phụ trách nhằm phục vụ việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, đề xuất các chủ trương, biện pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
4. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
Theo đó, nhằm phòng ngừa tội phạm sử dụng CNC, Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao có những hoạt động sau:
- Tổ chức, triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để thu thập thông tin, tài liệu về tình hình có liên quan tại các địa bàn, lĩnh vực phụ trách nhằm phục vụ việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, đề xuất các chủ trương, biện pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao có những hoạt động nào nhằm phòng ngừa tội phạm sử dụng CNC? (hình từ internet)
Nhà nước có những chính sách nào đối với công tác phòng, chống tội phạm công nghệ cao?
Chính sách Nhà nước đối với công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao được quy định tại Điều 5 Nghị định 25/2014/NĐ-CP như sau:
Chính sách Nhà nước đối với công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
1. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng hiện đại và huy động tiềm lực khoa học công nghệ cho Cơ quan chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Ưu tiên tuyển chọn cán bộ, thu hút chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin, viễn thông để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, kiến thức và kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị công nghệ cao, cử người đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ đi học tập, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Đảm bảo kinh phí phục vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước quy định hiện hành;
b) Tài trợ, đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Như vậy, đối với công tác phòng, chống tội phạm công nghệ cao nhà nước có những chính sách kể trên.
Tội phạm công nghệ cao là gì?
Tội phạm có sử dụng công nghệ cao được quy định tại Điều 3 Nghị định 25/2014/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao.
...
Dẫn chiếu đến Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 định nghĩa về tội phạm như sau:
Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
...
Từ những quy định này có thể hiểu tội phạm công nghệ cao là tội phạm sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?