Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân hay không?
- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân hay không?
- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có được mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại?
- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân hay không?
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục được quy định tại Điều 41 Quyết định 4668/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục là đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phát triển, chế độ, chính sách cho đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; về hệ thống các cơ sở bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi chung là công tác quản lý, phát triển đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục). Thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực công tác được giao theo quy định.
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân.
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có được mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại?
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục được quy định tại Điều 41 Quyết định 4668/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục là đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phát triển, chế độ, chính sách cho đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; về hệ thống các cơ sở bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi chung là công tác quản lý, phát triển đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục). Thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực công tác được giao theo quy định.
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Điều 42 Quyết định 4668/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
- Về công tác phát triển đội ngũ viên chức, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
+ Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
+ Xây dựng, kiểm tra thực hiện các quy định về chuẩn/khung năng lực đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giáo dục;
+ Thẩm định nội dung, chương trình, kế hoạch, tài liệu bồi dưỡng đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn/khung năng lực; hướng dẫn, kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
+ Tổ chức các hội thi nghiệp vụ sư phạm, giáo viên dạy giỏi, cán bộ quản lý giỏi, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.
+ Quản lý cơ sở dữ liệu về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Về công tác quản lý chế độ, chính sách đối với đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
+ Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
+ Xây dựng, kiểm tra, đánh giá thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc xác định, thực hiện danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục giáo dục mầm non, phổ thông công lập; cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm công lập;
+ Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chế độ làm việc đối với đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập; thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm công lập;
+ Xây dựng chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giảng viên, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình bồi dưỡng.
- Thực hiện nhiệm vụ đơn vị thường trực Vì sự tiến bộ phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành Giáo dục.
- Thực hiện dịch vụ công về công tác quản lý, phát triển đội ngũ viên chức, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo quy định của pháp luật
+ Biên soạn, thẩm định tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng các kho tài liệu, học liệu, bài giảng điện tử phục vụ nâng cao năng lực đội ngũ;
+ Bồi dưỡng cho đội ngũ viên chức, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục phát triển năng lực nghề nghiệp theo chuẩn/khung năng lực, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, nghiệp vụ sư phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam? Tên viết tắt tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam?
- Nghề nghiệp là gì? Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo các trình độ nào?
- Thành viên bù trừ có bị từ chối thế vị giao dịch chứng khoán khi giao dịch không có số hiệu lệnh bên mua?
- Tòa án có được hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Tòa án cấp nào có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận?
- Cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình cần phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu nào?