Cục Ngoại vụ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam?
Cục Ngoại vụ có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 3088/QĐ-BNG năm 2013, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Ngoại vụ là đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là địa phương); quản lý tổ chức phi chính phủ nước ngoài và hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
Cục Ngoại vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Ngoại vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cục Ngoại vụ (Hình từ Internet)
Cục Ngoại vụ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 3088/QĐ-BNG năm 2013, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
4. Về công tác quản lý tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam:
a) Chủ trì, phối hợp quản lý hoạt động; phối hợp kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
b) Tổ chức thực hiện việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án, Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật, đề xuất Bộ trưởng cho phép các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tiến hành một số hoạt động nhân đạo trước khi được cấp Giấy đăng ký;
c) Hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc các cơ quan ngoại vụ địa phương trong công tác quản lý và báo cáo định kỳ về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn;
d) Phối hợp vận động viện trợ và kêu gọi cứu trợ khẩn cấp của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
5. Công tác quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế: chủ trì quản lý các hoạt động hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; phối hợp theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
…
Theo đó, trong công tác quản lý tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, Cục Ngoại vụ có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chủ trì, phối hợp quản lý hoạt động; phối hợp kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
- Tổ chức thực hiện việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án, Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật, đề xuất Bộ trưởng cho phép các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tiến hành một số hoạt động nhân đạo trước khi được cấp Giấy đăng ký;
- Hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc các cơ quan ngoại vụ địa phương trong công tác quản lý và báo cáo định kỳ về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn;
- Phối hợp vận động viện trợ và kêu gọi cứu trợ khẩn cấp của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Cục Ngoại vụ có bao nhiêu đơn vị chuyên môn?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 3088/QĐ-BNG năm 2013, có quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Cục Ngoại vụ gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục theo sự phân công và ủy quyền của Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
2. Cục Ngoại vụ có các đơn vị chuyên môn sau:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng địa phương;
c) Phòng Tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Các Phòng quy định tại Khoản 2 Điều này có Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng được bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định của Bộ.
3. Cục trưởng Cục Ngoại vụ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Cục; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Cục phù hợp với quy chế làm việc của Bộ.
4. Biên chế cán bộ, công chức của Cục Ngoại vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở vị trí việc làm.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Ngoại vụ 03 đơn vị chuyên môn, gồm:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng địa phương;
- Phòng Tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?