Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ, quyền hạn gì về quản lý Cơ quan đại diện nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam?
Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ, quyền hạn gì về quản lý Cơ quan đại diện nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao về quản lý Cơ quan đại diện nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam theo khoản 10 Điều 2 Quyết định 1622/2008/QĐ-BNG quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
10. Về quản lý Cơ quan đại diện nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam:
a) Giải quyết các vấn đề lãnh sự liên quan đến cá nhân, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam;
b) Chủ trì giúp Bộ trưởng xử lý các vấn đề nảy sinh trong khu vực biên giới trên bộ và trên biển có nhân tố nước ngoài, người nước ngoài bị nạn, chết hoặc vi phạm pháp luật Việt Nam;
c) Giải quyết việc tàu, thuyền, ngư dân, thuyền viên của nước ngoài bị bắt, giam giữ, xét xử, tù hoặc bị nạn ở Việt Nam; giải quyết việc đi thăm lãnh sự của các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam đối với công dân nước đó bị bắt giam hoặc đang thi hành án phạt tù;
d) Xác minh theo yêu cầu của các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam đối với công dân nước đó bị mất tích hoặc không có tin tức ở Việt Nam;
đ) Phối hợp với các cơ quan hữu quan giải quyết các tranh chấp trong giao dịch dân sự xảy ra tại Việt Nam có nhân tố nước ngoài và vấn đề tài sản nước ngoài tại Việt Nam;
e) Phối hợp với Ngoại vụ và các cấp chính quyền địa phương giải quyết các công việc lãnh sự có liên quan đến công dân, pháp nhân nước ngoài tại địa phương;
g) Giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động của cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm cả Lãnh sự danh dự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế; kiến nghị Bộ trưởng trình Chính phủ việc chấp thuận cho phép thành lập cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm cả Lãnh sự danh dự;
h) Giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động của Văn phòng đại diện của Tổ chức Di cư quốc tế, Cao ủy Liên Hợp quốc về người tỵ nạn và các tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam theo sự phân công của Bộ trưởng.
...
Theo đó, Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Giải quyết các vấn đề lãnh sự liên quan đến cá nhân, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Chủ trì giúp Bộ trưởng xử lý các vấn đề nảy sinh trong khu vực biên giới trên bộ và trên biển có nhân tố nước ngoài, người nước ngoài bị nạn, chết hoặc vi phạm pháp luật Việt Nam;
- Giải quyết việc tàu, thuyền, ngư dân, thuyền viên của nước ngoài bị bắt, giam giữ, xét xử, tù hoặc bị nạn ở Việt Nam; giải quyết việc đi thăm lãnh sự của các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam đối với công dân nước đó bị bắt giam hoặc đang thi hành án phạt tù;
- Xác minh theo yêu cầu của các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam đối với công dân nước đó bị mất tích hoặc không có tin tức ở Việt Nam;
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan giải quyết các tranh chấp trong giao dịch dân sự xảy ra tại Việt Nam có nhân tố nước ngoài và vấn đề tài sản nước ngoài tại Việt Nam;
- Phối hợp với Ngoại vụ và các cấp chính quyền địa phương giải quyết các công việc lãnh sự có liên quan đến công dân, pháp nhân nước ngoài tại địa phương;
- Giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động của cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm cả Lãnh sự danh dự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế; kiến nghị Bộ trưởng trình Chính phủ việc chấp thuận cho phép thành lập cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm cả Lãnh sự danh dự;
- Giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động của Văn phòng đại diện của Tổ chức Di cư quốc tế, Cao ủy Liên Hợp quốc về người tỵ nạn và các tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam theo sự phân công của Bộ trưởng.
Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao (Hình từ Internet)
Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao có những tổ chức trực thuộc nào?
Theo khoản 3 Điều 3 Quyết định 1622/2008/QĐ-BNG thì Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao có những tổ chức trực thuộc gồm:
- Văn phòng Cục;
- Phòng Pháp lý lãnh sự;
- Phòng Xuất nhập cảnh;
- Phòng Lãnh sự ngoài nước;
- Phòng Quan hệ lãnh sự;
- Phòng Hợp pháp hóa và Chứng nhận lãnh sự;
- Phòng Di cư quốc tế.
Các Phòng nêu trên có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Văn phòng Cục có Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao làm việc theo chế độ nào?
Theo khoản 4 Điều 3 Quyết định 1622/2008/QĐ-BNG quy định cụ thể:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
...
4. Cục làm việc theo chế độ thủ trưởng, kết hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về mọi mặt công tác của Cục.
Cục trưởng quyết định việc phân công và điều chỉnh phân công công tác đối với các cán bộ, công chức của Cục để nâng cao hiệu quả công tác, đào tạo cán bộ và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
...
Như vậy, Cục Lãnh sự làm việc theo chế độ thủ trưởng, kết hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về mọi mặt công tác của Cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?