Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân không?
- Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân không?
- Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có những tổ chức tham mưu nào?
- Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý tài chính, tài sản?
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 669/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 quy định về vị trí và chức năng của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về kinh tế hợp tác; định canh, bố trí dân cư, di dân tái định cư; giảm nghèo, an sinh xã hội nông thôn và phát triển nông thôn (sau đây gọi chung là kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có những tổ chức tham mưu nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 669/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 quy định về tổ chức bộ máy như sau:
Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về hoạt động của Cục.
Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Các tổ chức tham mưu:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
c) Phòng Thanh tra, Pháp chế;
d) Phòng Kinh tế hợp tác;
đ) Phòng Quy hoạch và Bố trí dân cư;
e) Phòng Giảm nghèo và An sinh xã hội nông thôn;
g) Văn phòng đại diện Cục phía Nam, tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Các đơn vị sự nghiệp: Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án thành lập các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục trình Bộ trưởng quyết định theo quy định.
Như vậy, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có những tổ chức tham mưu sau:
(1) Văn phòng Cục;
(2) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
(3) Phòng Thanh tra, Pháp chế;
(4) Phòng Kinh tế hợp tác;
(5) Phòng Quy hoạch và Bố trí dân cư;
(6) Phòng Giảm nghèo và An sinh xã hội nông thôn;
(7) Văn phòng đại diện Cục phía Nam, tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý tài chính, tài sản?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Quyết định 669/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
21. Về thanh tra, kiểm tra:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, phân cấp quản lý về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định;
b) Thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
c) Giải quyết hoặc tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, công dân liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Cục; tổ chức việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
d) Cấp phát và quản lý việc sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, thẻ thanh tra và biển hiệu thanh tra chuyên ngành đối với công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định.
22. Về quản lý tài chính, tài sản:
a) Trình Bộ dự toán ngân sách hàng năm và kế hoạch ngân sách trung hạn của Cục;
b) Chịu trách nhiệm quyết toán các nguồn kinh phí do Cục trực tiếp quản lý; quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của nhà nước giao cho Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật;
c) Tổ chức quản lý việc thu, sử dụng phí, lệ phí, xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.
23. Thực hiện nhiệm vụ thường trực các Ban Chỉ đạo về phát triển nông, lâm nghiệp Tây Nguyên; Chương trình 30a; Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình 135; bố trí dân cư các vùng biên giới; di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La-Lai Châu; bảo hiểm nông nghiệp.
...
Như vậy, về công tác quản lý tài chính, tài sản thì Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự toán ngân sách hàng năm và kế hoạch ngân sách trung hạn của Cục;
(2) Chịu trách nhiệm quyết toán các nguồn kinh phí do Cục trực tiếp quản lý;
Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của nhà nước giao cho Cục theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật;
(3) Tổ chức quản lý việc thu, sử dụng phí, lệ phí, xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?