Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng được tổ chức bao nhiêu phòng? Lãnh đạo Cục có những ai?
- Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng được tổ chức bao nhiêu phòng?
- Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng thực hiện quản lý nhà nước về những vấn đề gì?
- Lãnh đạo Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng có những ai?
- Biên chế của Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng do ai quyết định?
Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng được tổ chức bao nhiêu phòng?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 1969/QĐ-BTC năm 2021 quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng được tổ chức 04 phòng:
a) Phòng Tổng hợp.
b) Phòng Kiểm tra nội bộ.
c) Phòng Giải quyết khiếu nại.
d) Phòng Giải quyết tố cáo và Phòng chống tham nhũng.
Quy chế hoạt động, nhiệm vụ cụ thể của các phòng thuộc Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định.
Theo đó, Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng được tổ chức 04 phòng:
- Phòng Tổng hợp.
- Phòng Kiểm tra nội bộ.
- Phòng Giải quyết khiếu nại.
- Phòng Giải quyết tố cáo và Phòng chống tham nhũng.
Quy chế hoạt động, nhiệm vụ cụ thể của các phòng thuộc Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định.
Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng (Hình từ Internet)
Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng thực hiện quản lý nhà nước về những vấn đề gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1969/QĐ-BTC năm 2021 quy định về vị trí và chức năng của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng.
Theo đó, Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện quản lý nhà nước về:
- Công tác chấp hành kỷ cương, kỷ luật, quy chế của cơ quan;
- Công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của cơ quan thuế, công chức, viên chức thuế;
- Giải quyết các khiếu nại; giải quyết tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm thực thi công vụ của cơ quan thuế, công chức, viên chức thuế;
- Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí của các tổ chức, đơn vị và các cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.
Lãnh đạo Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng có những ai?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 1969/QĐ-BTC năm 2021 quy định về lãnh đạo Cục như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng; Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục.
Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
Như vậy, Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục.
Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
Biên chế của Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng do ai quyết định?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quyết định 1969/QĐ-BTC năm 2021 quy định về biên chế và kinh phí như sau:
Biên chế và kinh phí
1. Biên chế của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định trong tổng số biên chế của Tổng cục Thuế.
2. Kinh phí hoạt động của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng được Tổng cục Thuế bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Biên chế của Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định trong tổng số biên chế của Tổng cục Thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?