Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra chính phủ là nơi tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo về các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng đúng không?
Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra chính phủ là nơi tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo về các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng đúng không?
Cục Chống tham nhũng (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Cục Chống tham nhũng ban hành kèm theo Quyết định 1592/2008/QĐ-TTCP (gọi tắt là Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1592/2008/QĐ-TTCP), Cục Chống tham nhũng có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Cục giúp Tổng Thanh tra thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ đề án, chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm về công tác phòng, chống tham nhũng;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chiến lược, chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt về công tác phòng, chống tham nhũng;
c) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Tiếp nhận, thu thập, xử lý đơn thư tố cáo, thông tin phản ánh về các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; quản lý cơ sở dữ liệu chung và cổng thông tin phòng, chống tham nhũng theo quy định của Thanh tra Chính phủ.
3. Thanh tra các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra và các vụ việc khác do Cục chủ trì thực hiện.
4. Tổ chức, theo dõi, kiểm tra hoạt động của các Đoàn thanh tra do Cục chủ trì hoặc do cán bộ, công chức của Cục làm trưởng đoàn; tổng hợp kết quả và xây dựng báo cáo tổng kết các cuộc thanh tra diện rộng được phân công.
5. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng.
6. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học theo sự phân công của Tổng Thanh tra.
7. Quản lý cán bộ, công chức, con dấu và tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng Thanh tra.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Thanh tra giao.
Căn cứ quy định trên, tiếp nhận, thu thập, xử lý đơn thư tố cáo, thông tin phản ánh về các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng là một trong các nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Chống tham nhũng.
Cục Chống tham nhũng có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Cục Chống tham nhũng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1592/2008/QĐ-TTCP bao gồm:
- Lãnh đạo Cục có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
- Các đơn vị trực thuộc Cục:
+ Phòng tổng hợp;
+ Phòng Thanh tra chống tham nhũng khu vực 1 và khối kinh tế ngành (gọi tắt là Phòng I);
+ Phòng Thanh tra chống tham nhũng khu vực 2 và khối nội chính, kinh tế tổng hợp (gọi tắt là Phòng II);
+ Phòng Thanh tra chống tham nhũng khu vực 3 và khối văn hoá, xã hội (gọi tắt là Phòng III).
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Cục trưởng được quy định tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1592/2008/QĐ-TTCP như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Cục trưởng
1. Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện những nhiệm vụ của Cục theo Điều 2 của Quy định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Thanh tra về kết quả thực hiện công việc được giao.
2. Phân công nhiệm vụ, phối hợp hoạt động và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Cục trưởng, các phòng trực thuộc và cán bộ, công chức trong Cục.
3. Chỉ đạo việc xây dựng đề cương, kế hoạch tiến hành thanh tra; đề xuất việc bố trí cán bộ tham gia các đoàn thanh tra được phân công thực hiện, sau khi trao đổi với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; trực tiếp làm Trưởng đoàn thanh tra đối với các cuộc thanh tra có quy mô lớn, có nội dung phức tạp khi được Tổng Thanh tra giao.
4. Giúp Tổng Thanh tra theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra mà Cục được phân công thực hiện, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch và tiến độ thanh tra được phê duyệt; tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng báo cáo, kết luận thanh tra, kiểm tra đối với các Đoàn thanh tra, kiểm tra do Cục chỉ trì hoặc do cán bộ, công chức thuộc Cục làm trưởng đoàn.
5. Thực hiện nhiệm vụ được Tổng Thanh tra uỷ quyền giải quyết; ký thừa lệnh khi được uỷ quyền một số văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng Thanh tra theo quy định tại Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?