Cục Chăn nuôi có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với việc chỉ đạo sản xuất chăn nuôi? Cục Chăn nuôi có bao nhiêu tổ chức tham mưu?
Cục Chăn nuôi có tư cách pháp nhân không?
Cục Chăn nuôi có tư cách pháp nhân không thì theo Điều 1 Quyết định 4066/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ 04/10/2023) cụ thể:
Vị trí và chức năng
1. Cục Chăn nuôi là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giống, sản phẩm giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi, chăn nuôi động vật khác, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; an toàn thực phẩm trong chăn nuôi thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Chăn nuôi có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định pháp luật.
3. Trụ sở chính của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Cục Chăn nuôi có tư cách pháp nhân.
Trước đây, Cục Chăn nuôi có tư cách pháp nhân không, được giải đáp như sau:
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 1398/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ 04/10/2023), có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Chăn nuôi là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành chăn nuôi thuộc phạm vi quán lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Chăn nuôi có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Chăn nuôi có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
Cục Chăn nuôi (Hình từ Internet)
Cục Chăn nuôi có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với việc chỉ đạo sản xuất chăn nuôi?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 2 Quyết định 1398/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ 04/10/2023), có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
5. Về chỉ đạo sản xuất chăn nuôi:
a) Trình Bộ cơ chế chính sách, chương trình, đề án, dự án về chăn nuôi hữu cơ; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chỉ đạo địa phương xây dựng chăn nuôi gắn với hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm. Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực hiện phát triển vùng chăn nuôi trang trại, công nghiệp, sản xuất chăn nuôi an toàn;
c) Chỉ đạo việc thực hiện cơ cấu sản xuất, quy trình chăn nuôi; các tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành chăn nuôi; đề xuất các biện pháp phòng, chống, khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh trong chăn nuôi;
d) Chủ trì thẩm định và quản lý thực hiện các dự án điều tra cơ bản về chăn nuôi theo quy định;
đ) Chỉ đạo thực hiện và tổng kết, đánh giá sản xuất chăn nuôi hàng năm- thống kê báo cáo tiến độ sản xuất theo quy định;
e) Thực hiện quản lý động vật hoang dã và bán hoang dã được phép gây nuôi theo phân công của Bộ trưởng và quy định pháp luật.
…
Theo đó, đối với việc chỉ đạo sản xuất chăn nuôi thì Cục Chăn nuôi có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Trình Bộ cơ chế chính sách, chương trình, đề án, dự án về chăn nuôi hữu cơ; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Chỉ đạo địa phương xây dựng chăn nuôi gắn với hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm. Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực hiện phát triển vùng chăn nuôi trang trại, công nghiệp, sản xuất chăn nuôi an toàn;
- Chỉ đạo việc thực hiện cơ cấu sản xuất, quy trình chăn nuôi; các tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành chăn nuôi; đề xuất các biện pháp phòng, chống, khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh trong chăn nuôi;
- Chủ trì thẩm định và quản lý thực hiện các dự án điều tra cơ bản về chăn nuôi theo quy định;
- Chỉ đạo thực hiện và tổng kết, đánh giá sản xuất chăn nuôi hàng năm- thống kê báo cáo tiến độ sản xuất theo quy định;
- Thực hiện quản lý động vật hoang dã và bán hoang dã được phép gây nuôi theo phân công của Bộ trưởng và quy định pháp luật.
Cục Chăn nuôi có bao nhiêu tổ chức tham mưu?
Tổ chức tham mưu của Cục Chăn nuôi theo Điều 3 Quyết định 4066/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ 04/10/2023) cụ thể:
Cơ cấu tổ chức
...
2. Các tổ chức tham mưu:
a) Văn phòng Cục (có bộ phận thường trực phía Nam);
b) Phòng Kế hoạch, Tổng hợp;
c) Phòng Pháp chế, Thanh tra;
d) Phòng Giống vật nuôi;
đ) Phòng Thức ăn chăn nuôi;
e) Phòng Khoa học Công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế.
Theo đó, Cục Chăn nuôi có 6 tổ chức tham mưu gồm:
- Văn phòng Cục (có bộ phận thường trực phía Nam);
- Phòng Kế hoạch, Tổng hợp;
- Phòng Pháp chế, Thanh tra;
- Phòng Giống vật nuôi;
- Phòng Thức ăn chăn nuôi;
- Phòng Khoa học Công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế.
Trước đây, Cục Chăn nuôi có bao nhiêu tổ chức tham mưu, được giải đáp như sau:
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 1398/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ 04/10/2023), có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục; có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng dợ Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
a) Cục trưởng có trách nhiệm: Trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định pháp luật.
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trường theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Các tổ chức tham mưu:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
c) Phòng Thanh tra, Pháp chế;
d) Phòng Gia súc lớn:
d) Phòng Gia cầm và Gia súc nhỏ;
e) Phòng Thức ăn chăn nuôi;
g) Phòng Môi trường chăn nuôi;
h) Văn phòng đại diện Cục phía Nam, tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Các đơn vị sự nghiệp công lập;
a) Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm và kiểm định Chăn nuôi có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng để hoạt động theo quy định pháp luật. Trụ sở Trung tâm đặt tại thành phố Hà Nội.
b) Các đơn vị sự nghiệp khác được thành lập trên cơ sở Đề án do Cục xây dựng trình Bộ trưởng phê duyệt theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Chăn nuôi có 08 tổ chức tham mưu:
- Văn phòng Cục;
- Phòng Kế hoạch, Tài chính;
- Phòng Thanh tra, Pháp chế;
- Phòng Gia súc lớn:
- Phòng Gia cầm và Gia súc nhỏ;
- Phòng Thức ăn chăn nuôi;
- Phòng Môi trường chăn nuôi;
- Văn phòng đại diện Cục phía Nam, tại thành phố Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?