Cục Chăn nuôi có chức năng gì? Cục Chăn nuôi thực hiện quản lý nhà nước về giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi như thế nào?
Cục Chăn nuôi có chức năng gì?
Cục Chăn nuôi (Hình từ Internet)
Chức năng của Cục Chăn nuôi được quy định tại Điều 1 Quyết định 4066/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 04/10/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Chăn nuôi là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giống, sản phẩm giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi, chăn nuôi động vật khác, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; an toàn thực phẩm trong chăn nuôi thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Chăn nuôi có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định pháp luật.
3. Trụ sở chính của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, Cục Chăn nuôi thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giống, sản phẩm giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi, chăn nuôi động vật khác, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; an toàn thực phẩm trong chăn nuôi thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Trước đây, căn cứ Điều 1 Quyết định 1398/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 04/10/2023) quy định về vị trí và chức năng của Cục Chăn nuôi như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Chăn nuôi là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành chăn nuôi thuộc phạm vi quán lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Chăn nuôi có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Cục Chăn nuôi là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cục Chăn nuôi thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành chăn nuôi thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi gồm những ai?
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi được quy định tại Điều 3 Quyết định 4066/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 04/10/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục; có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
a) Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức tham mưu thuộc Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập (các tổ chức có tư cách pháp nhân) thuộc Cục sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định pháp luật;
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
...
Như vậy, lãnh đạo Cục Chăn nuôi gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Trước đây, tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1398/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 04/10/2023) quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục; có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng dợ Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
a) Cục trưởng có trách nhiệm: Trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định pháp luật.
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trường theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Căn cứ quy định trên thì Lãnh đạo Cục Chăn nuôi gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Cục trưởng Cục Chăn nuôi điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục.
Phó Cục trưởng giúp Cục trường theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Cục Chăn nuôi thực hiện quản lý nhà nước về giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi như thế nào?
Cục Chăn nuôi thực hiện quản lý nhà nước về giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi theo khoản 6, 7 Điều 2 Quyết định 4066/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 04/10/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi:
a) Trình cấp có thẩm quyền ban hành danh mục về quản lý giống vật nuôi; quy định việc sử dụng, trao đổi nguồn gen giống vật nuôi, giống vật nuôi quý, hiếm, giống vật nuôi cấm xuất khẩu; nhân bản vô tính, nghiên cứu, chọn, tạo, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, phóng thích, trao đổi quốc tế và hoạt động khác đối với vật nuôi biến đổi gen theo quy định pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi; chất lượng giống vật nuôi, sản phẩm giông vật nuôi, vật tư, dụng cụ, thiết bị, sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất giống vật nuôi; kiểm tra về văn bản pháp luật, hệ thống tổ chức thực thi, điều kiện sản xuất giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi tại nước xuất khẩu theo quy định pháp luật;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về khảo nghiệm, kiểm định dòng, giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi; đánh giá, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền về công nhận dòng, giống vật nuôi mới; công bố cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi thực hiện kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định pháp luật;
d) Chủ trì xây dựng kế hoạch, đề án phát triển giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi phù hợp với Chiến lược phát triển chăn nuôi và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước và từng vùng sinh thái nông nghiệp;
đ) Chỉ đạo triển khai chương trình đầu tư phát triển giống vật nuôi, chương trình hỗ trợ nhập khẩu, sản xuất, nuôi giữ và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi;
e) Quản lý nhà nước về giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng và quy định pháp luật.
7. Về thức ăn chăn nuôi:
a) Trình Bộ ban hành danh mục về quản lý thức ăn chăn nuôi theo quy định pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi, chất lượng thức ăn chăn nuôi; thực hiện kiểm tra nhà nước, giám sát về chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra về văn bản pháp luật, hệ thống tổ chức thực thi, điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, phòng thử nghiệm tại nước xuất khẩu theo quy định pháp luật;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi; khảo nghiệm, thử nghiệm, chứng nhận thức ăn chăn nuôi; công nhận thức ăn chăn nuôi mới theo quy định pháp luật;
d) Quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng và quy định pháp luật.
...
Theo đó, cục Chăn nuôi thực hiện quản lý nhà nước về giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi như trên.
Trước đây, Cục Chăn nuôi thực nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại khoản 6, 7 Điều 2 Quyết định 1398/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 04/10/2023). Trong đó có nhiệm vụ và quyền hạn trong quản lý nhà nước về giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi như sau:
* Về giống vật nuôi (không bao gồm giống thủy sản);
- Chủ trì xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành chăn nuôi và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước và từng vùng sinh thái nông nghiệp;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, quản lý về chất lượng giống vật nuôi trên phạm vi cả nước theo quy định;
- Trình Bộ quy định việc sử dụng, trao đổi nguồn gen vật nuôi; trao đổi nguồn gen vật nuôi quý hiếm theo quy định;
- Trình Bộ ban hành Danh mục về quản lý giống vật nuôi theo quy định pháp luật;
- Quản lý nhà nước về khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi, tinh, phôi, trứng giống vật nuôi, môi trường pha chế, bảo quản tinh giống vật nuôi; đề xuất công nhận giống vật nuôi mới theo quy định pháp luật;
- Chỉ đạo triển khai chương trình đầu tư phát triển giống vật nuôi, chương trình hỗ trợ sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi.
* Về thức ăn chăn nuôi (không bao gồm thức ăn thủy sản);
- Trình Bộ ban hành Danh mục về quản lý thức ăn chăn nuôi theo quy định pháp luật;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, quản lý về chất lượng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại vật nuôi trên cạn theo quy định pháp luật;
- Quản lý nhà nước về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi; kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi; công nhận thức ăn chăn nuôi mới theo quy định của pháp luật;
- Quản lý sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?