Công viên địa chất được phân thành bao nhiêu loại? Hoạt động điều tra đánh giá công viên địa chất gồm những nội dung gì?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay Công viên địa chất được phân thành bao nhiêu loại? Hoạt động điều tra đánh giá công viên địa chất gồm những nội dung gì? Câu hỏi của anh Quang Hải đến từ Hải Phòng.

Công viên địa chất được phân thành bao nhiêu loại?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 50/2017/TT-BTNMT, có quy định về phân loại di sản địa chất, công viên địa chất như sau:

Phân loại di sản địa chất, công viên địa chất
2. Công viên địa chất gồm các kiểu sau:
a) Karst: tổ hợp di sản địa chất trong đó đặc trưng nổi bật là các di sản địa mạo độc đáo, hình thành do quá trình tiến hóa karst; lưu giữ các hình thái địa mạo karst và hệ thống hang động;
b) Núi lửa: tổ hợp di sản địa chất trong đó đặc trưng nổi bật bởi các di sản địa mạo có giá trị do các hoạt động núi lửa tạo nên;
c) Đầm phá, hạ lưu sông, biển: khu vực tập hợp các đầm phá, hạ lưu sông, khu vực biển đặc trưng cho quá trình địa chất có giá trị nổi bật;
d) Kiến tạo, cấu tạo: tổ hợp di sản địa chất trong đó đặc trưng nổi bật bởi các di sản kiến tạo;
đ) Cổ sinh, địa tầng, khoáng vật - khoáng sản: tổ hợp di sản địa chất trong đó đặc trưng nổi bật bởi các di sản cổ sinh, địa tầng, khoáng vật, khoáng sản;
e) Thạch học: tổ hợp di sản địa chất trong đó đặc trưng nổi bật bởi các di sản đá;
g) Đồng bằng sông, hệ thống sông: một khu vực có tổ hợp các di sản địa chất có giá trị nổi bật, là kết quả của quá trình khảo sát điều tra, đánh giá từ vùng rộng lớn liên quan đến hệ thống sông, được quy hoạch thống nhất quản lý;
h) Đới khô, bán khô: khu vực có môi trường khô nóng đặc trưng, đất đai khô cằn, sa mạc hóa, muối hóa bề mặt xảy ra.

Như vậy, theo quy định trên thì công viên địa chất được chia thành 08 loại, gồm:

- Karst;

- Núi lửa;

- Đầm phá, hạ lưu sông, biển;

- Kiến tạo, cấu tạo;

- Cổ sinh, địa tầng, khoáng vật - khoáng sản;

- Thạch học;

- Đồng bằng sông, hệ thống sông;

- Đới khô, bán khô.

Công viên địa chất

Công viên địa chất (Hình từ Internet)

Hoạt động điều tra đánh giá công viên địa chất gồm những nội dung gì?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 50/2017/TT-BTNMT, có quy định về nội dung điều tra, đánh giá công viên địa chất như sau:

Nội dung điều tra, đánh giá công viên địa chất
1. Điều tra, đánh giá công viên địa chất là việc thực hiện công tác điều tra, đánh giá về giá trị địa chất của các kiểu công viên địa chất quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này. Nội dung điều tra, đánh giá công viên địa chất thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nội dung điều tra, đánh giá công viên địa chất:
a) Điều tra, đánh giá về quy mô, diện tích của công viên địa chất;
b) Điều tra, đánh giá về giá trị khoa học của công viên địa chất, trong đó, tập trung điều tra, đánh giá về tính đa dạng, ý nghĩa khoa học của các di sản địa chất trong khu vực công viên địa chất;
c) Điều tra, đánh giá về tiềm năng của công viên địa chất có liên quan đến phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của vùng và khu vực;
d) Nội dung điều tra, đánh giá công viên địa chất quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này được quy định chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động điều tra đánh giá công viên địa chất gồm những nội dung sau:

- Điều tra, đánh giá về quy mô, diện tích của công viên địa chất;

- Điều tra, đánh giá về giá trị khoa học của công viên địa chất, trong đó, tập trung điều tra, đánh giá về tính đa dạng, ý nghĩa khoa học của các di sản địa chất trong khu vực công viên địa chất;

- Điều tra, đánh giá về tiềm năng của công viên địa chất có liên quan đến phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của vùng và khu vực;

- Nội dung điều tra, đánh giá công viên địa chất quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này được quy định chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Bản đồ công viên địa chất có những nội dung gì?

Căn cứ tại điểm đ khoản 4 Điều 7 Thông tư 50/2017/TT-BTNMT, có quy định về báo cáo công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất như sau:

Báo cáo công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất
4. Tài liệu về điều tra, đánh giá công viên địa chất:
a) Tài liệu nguyên thuỷ về công viên địa chất: tài liệu thu thập, ghi chép, mô tả, ảnh chụp, video trong quá trình khảo sát thực địa; các sơ đồ, mặt cắt, bản đồ thành lập trong quá trình khảo sát thực địa; mẫu vật thu thập tại thực địa; kết quả phân tích về địa chất;
b) Bản đồ công viên địa chất, trong đó, thể hiện khu vực dự kiến khoanh định công viên địa chất. Bản đồ công viên địa chất phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm đ khoản này;
c) Ngoài các tài liệu quy định tại điểm a, b khoản này, tài liệu về điều tra, đánh giá công viên địa chất còn bao gồm các sơ đồ, bản đồ chuyên môn: bản đồ địa lý tự nhiên - kinh tế nhân văn; bản đồ địa mạo; bản đồ địa chất; sơ đồ kiến tạo; sơ đồ thảm phủ thực vật; bản đồ phân bố các di sản địa chất; sơ đồ và các mặt cắt đặc trưng của hang động; sơ đồ phân bố các di sản khác.
Trường hợp cần thiết, các sơ đồ, bản đồ quy định tại điểm này được gộp nội dung và thể hiện trên cùng một bản đồ hoặc sơ đồ nhưng phải đảm bảo đầy đủ, rõ ràng các thông tin;
d) Các tài liệu phân tích, tổng hợp khác (nếu có);
đ) Bản đồ công viên địa chất:
Bản đồ công viên địa chất phải có tỷ lệ phù hợp để thể hiện đầy đủ, rõ ràng kết quả điều tra, đánh giá công viên địa chất, theo đó, phải có tỷ lệ từ 1:50.000 trở lên đối với khu vực dự kiến khoanh định công viên địa chất có diện tích từ 500 km2 trở lên, từ 1:25.000 trở lên đối với khu vực dự kiến khoanh định công viên địa chất có diện tích nhỏ hơn 500 km2.
Nội dung chính thể hiện trên bản đồ công viên địa chất: nền địa hình; đặc điểm kinh tế - xã hội (đường giao thông, phân bố dân cư, cơ quan địa phương, công trình văn hóa, lịch sử, công trình xây dựng và công trình khác); vị trí, đặc điểm, quy mô phân bố điểm di sản địa chất; vị trí, tên gọi các di sản khác; chỉ dẫn chi tiết các nội dung thể hiện trên bản đồ.

Như vậy, theo quy định trên thì bản đồ công viên địa chất có những nội dung chính sau: nền địa hình; đặc điểm kinh tế - xã hội (đường giao thông, phân bố dân cư, cơ quan địa phương, công trình văn hóa, lịch sử, công trình xây dựng và công trình khác); vị trí, đặc điểm, quy mô phân bố điểm di sản địa chất; vị trí, tên gọi các di sản khác; chỉ dẫn chi tiết các nội dung thể hiện trên bản đồ.

Công viên địa chất
Di sản địa chất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công viên địa chất được công nhận là di sản thiên nhiên khi đáp ứng các tiêu chí nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Công viên địa chất có phải là di sản thiên nhiên hay không? Việc thẩm định, công nhận công viên địa chất thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước nào?
Pháp luật
Tài liệu về điều tra đánh giá di sản địa chất gồm những tài liệu nào? Việc đánh giá di sản địa chất gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Công viên địa chất được phân thành bao nhiêu loại? Hoạt động điều tra đánh giá công viên địa chất gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Di sản địa chất được phân thành bao nhiêu loại? Có cần phải đánh giá về giá trị thẩm mỹ của di sản địa chất khi điều tra đánh giá di sản địa chất không?
Pháp luật
Có cần thiết phải tiến hành điều tra, đánh giá di sản địa chất khi thực hiện hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công viên địa chất
711 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công viên địa chất Di sản địa chất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào