Công ước Ramsar là gì? Cơ quan nào là cơ quan đầu mối quốc gia hướng dẫn thực hiện Công ước Ramsar?

Cơ quan nào là cơ quan đầu mối quốc gia hướng dẫn thực hiện Công ước Ramsar? Nguồn lực thực hiện Công ước Ramsar và hợp tác quốc tế về bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của anh A.D đến từ Long An.

Công ước Ramsar là gì?

Công ước Ramsar được giải thích tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 66/2019/NĐ-CP như sau:

Công ước Ramsar là tên viết tắt của Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. Công ước này được ban hành ngày 02/02/1971 được sửa đổi theo Nghị định thư Paris ngày 3-12-1982

Các bên tham gia Công ước Ramsar:

Thừa nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và môi trường;

Coi chức năng sinh thái cơ bản của các vùng đất ngập như là nơi để điều hoà các chế độ nước và như là nơi cư trú cho một hệ động và thực vật đặc trưng, đặc biệt là loài chim nước;

Tin chắc rằng các vùng đất ngập nước tạo ra một nguồn tài nguyên có giá trị lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học và giải trí, mà sự tổn thất của chúng sẽ không thể cứu chữa nổi;

Mong muốn ngăn chặn sự lấn chiếm gia tăng và sự tổn thất các vùng đất ngập nước hiện tại và trong tương lai;

Thừa nhận rằng trong quá trình di trú theo mùa, loài chim nước có thể vượt qua các biên giới quốc gia và do đó chúng phải được coi như là một nguồn tài nguyên quốc tế;

Tin tưởng rằng việc bảo vệ các vùng đất ngập nước và hệ động vật và thực vật của chúng có thể được bảo đảm bằng cách gắn kết các chính sách dài hạn quốc gia với hành động phối hợp quốc tế.

Và một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước tại Việt Nam là ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; các quy định của Công ước Ramsar (theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 66/2019/NĐ-CP).

công ước ramsar

Công ước Ramsar là gì? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào là cơ quan đầu mối quốc gia hướng dẫn thực hiện Công ước Ramsar?

Cơ quan đầu mối quốc gia hướng dẫn thực hiện Công ước Ramsar được quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 66/2019/NĐ-CP như sau:

Quản lý các khu Ramsar
1. Nội dung quản lý các hoạt động trong khu Ramsar:
a) Thực hiện các quy định đối với quản lý khu bảo tồn đất ngập nước;
b) Xây dựng và triển khai chương trình bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước; kế hoạch quản lý khu Ramsar; quan trắc, đánh giá sự biến động đặc tính sinh thái của khu Ramsar, định kỳ 06 năm một lần;
c) Thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin về khu Ramsar theo yêu cầu của cơ quan đầu mối quốc gia Công ước Ramsar và báo cáo kịp thời sự biến đổi đặc tính sinh thái của khu Ramsar;
d) Thực hiện đánh giá hiệu quả quản lý các khu Ramsar và các yêu cầu về bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước của Ban thư ký Công ước Ramsar.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia hướng dẫn thực hiện Công ước Ramsar; thành lập, vận hành hoạt động mạng lưới các khu Ramsar trên toàn quốc.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ đề cử, quản lý Các khu Ramsar và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Công ước Ramsar tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia hướng dẫn thực hiện Công ước Ramsar; thành lập, vận hành hoạt động mạng lưới các khu Ramsar trên toàn quốc.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ đề cử, quản lý Các khu Ramsar và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Công ước Ramsar tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nguồn lực thực hiện Công ước Ramsar và hợp tác quốc tế về bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước được quy định như thế nào?

Nguồn lực thực hiện Công ước Ramsar và hợp tác quốc tế về bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước được quy định tại Điều 30 Nghị định 66/2019/NĐ-CP như sau:

Nguồn lực thực hiện Công ước Ramsar và hợp tác quốc tế về bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước
1. Đẩy mạnh các hoạt động và huy động nguồn lực thực hiện Công ước Ramsar, hợp tác quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trao đổi chuyên gia, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học về đất ngập nước trong và ngoài nước.
2. Huy động, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và các hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình, dự án song phương, đa phương, các tổ chức quốc tế về xây dựng các mô hình quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Công ước Ramsar
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ước Ramsar là gì? Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của Công ước Ramsar? Khu Ramsar là gì?
Pháp luật
Công ước Ramsar là gì? Cơ quan nào là cơ quan đầu mối quốc gia hướng dẫn thực hiện Công ước Ramsar?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công ước Ramsar
456 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công ước Ramsar
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào