Công ước Basel là gì? Việt Nam tham gia Công ước Basel vào thời gian nào? Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện Công ước Basel?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau Công ước Basel là gì? Việt Nam tham gia Công ước Basel vào thời gian nào? Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện Công ước Basel? Câu hỏi của anh Q.L.A đến từ TP.HCM.

Công ước Basel là gì? Việt Nam tham gia Công ước Basel vào thời gian nào?

Công ước Basel tên đầy đủ là Công ước toàn cầu về kiểm soát vận chuyển qua biên giới và tiêu hủy các phế thải nguy hiểm.

Công ước Basel được ký kết vào ngày 22/3/1989 tại Basel, Thụy Sĩ.

Theo Công ước Basel thì mục đích tham gia Công ước như sau:

Các bên tham gia Công ước ý thức được những thiệt hại mà các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác, cũng như việc vận chuyển chúng qua biên giới có thể gây ra đối với sức khoẻ con người và môi trường.

Đồng thời cũng thấy rõ sự đe doạ ngày càng tăng đối với sức khoẻ con người và môi trường do tính chất phức tạp của các chất thải, việc sản xuất ra nhiều phế thải nguy hiểm và các phế thải khác và việc vận chuyển chúng qua các biên giới.

Thêm vào đó, nhằm đạt được những mục đích trong việc giảm khối lượng, độ độc hại của các chất thải được sản sinh, cũng như khuyến khích hủy bỏ chất thải càng gần nơi sản sinh càng tốt, bảo đảm cho chất thải được quản lý một cách tốt nhất hướng tới mục tiêu chung của cộng đồng là bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường thì các quốc gia đã ký kết Công ước toàn cầu về kiểm soát vận chuyển qua biên giới và tiêu hủy các phế thải nguy hiểm (hay còn gọi là Công ước Basel)

Việt Nam tham gia Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng vào ngày 13/3/1995.

Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng có hiệu lực đối với Việt Nam ngày 11/6/1995.

Công ước Basel là gì? Việt Nam tham gia Công ước Basel vào thời gian nào?

Công ước Basel là gì? Việt Nam tham gia Công ước Basel vào thời gian nào? (Hình từ Internet)

Việt Nam có phải thông báo tin tức về tai nạn xảy ra trong quá trình vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm cho các bên tham gia Công ước Basel không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Công ước Basel về việc thông báo tin tức như sau:

Thông báo tin tức
1. Mỗi khi biết được tai nạn xảy ra trong quá trình vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác hoặc trong quá trình tiêu huỷ chúng mà có nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người và môi trường của các quốc gia khác, các Bên tham gia phải bảo đảm rằng những tin tức đó phải được thông báo ngay lập tức.

Đồng thời, như đã phân tích ở trên, Việt Nam đã tham gia Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng vào ngày 13/3/1995.

Theo đó, Việt Nam phải có trách nhiệm thông báo tin tức về tai nạn xảy ra trong quá trình vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác hoặc trong quá trình tiêu huỷ chúng mà có nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người và môi trường của các quốc gia khác cho các bên tham gia Công ước Basel ngay lập tức.

Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện Công ước Basel?

Đối chiếu với quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về môi trường như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
9. Về môi trường:
...
l) Hướng dẫn bộ, ngành, địa phương về chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ môi trường; tổng hợp để đề xuất phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường của các bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hướng dẫn việc thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; hướng dẫn việc thống kê, theo dõi và công bố nguồn chi cho bảo vệ môi trường;
m) Đề xuất chính sách về thuế, phí bảo vệ môi trường, phát hành trái phiếu xanh và các công cụ kinh tế khác để huy động, sử dụng nguồn lực cho bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
n) Tổ chức quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; làm cơ quan đầu mối quốc gia: Quỹ môi trường toàn cầu; thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng; các điều ước và thỏa thuận quốc tế khác về môi trường theo phân công của Chính phủ.

Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thực hiện Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng theo quy định.

Công ước Basel
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ước Basel là gì? Việt Nam tham gia Công ước Basel vào thời gian nào? Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện Công ước Basel?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công ước Basel
1,480 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công ước Basel
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào