CÔNG ƯỚC BASEL
VỀ KIỂM SOÁT VẬN CHUYỂN QUA BIÊN GIỚI CÁC PHẾ THẢI NGUY
HIỂM VÀ VIỆC TIÊU HUỶ CHÚNG
LỜI NÓI ĐẦU
CÁC BÊN THAM GIA CÔNG ƯỚC
Ý thức được những thiệt hại mà
các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác, cũng như việc vận chuyển chúng qua
biên giới có thể gây ra đối với sức khoẻ con người và môi trường.
Thấy rõ sự đe doạ ngày càng tăng
đối với sức khoẻ con người và môi trường do tính chất phức tạp của các chất
thải, việc sản xuất ra nhiều phế thải nguy hiểm và các phế thải khác và việc
vận chuyển chúng qua các biên giới.
Cùng thấy rõ cách tốt nhất để
bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường khỏi nguy hiểm của các phế thải này là
giảm việc sản sinh ra chúng tới mức tối đa, cả về mặt số lượng cũng như mức độ
độc hại nguy hiểm.
Tin tưởng rằng các quốc gia sẽ
có những biện pháp cần thiết để làm cho việc quản lý các phế thải độc hại và
các loại phế thải khác, bao gồm việc vận chuyển và tiêu huỷ chúng, phải phù hợp
với việc vảo vệ sức khoẻ con người và môi trường, bất kể nơi tiêu huỷ các phế
thải đó ở đâu.
Ghi nhận rằng các quốc gia phải
giám sát để bảo đảm rằng những người sản xuất phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
liên quan đến việc vận chuyển và tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm vác loại phế
thải khác một cách phù hợp với việc bảo vệ môi trường, bất kể nơi tiêu huỷ
chúng ở đâu.
Thừa nhận hoàn toàn rằng mọi
quốc gia có quyền cấm việc đưa vào hoặc tiêu huỷ các phế thải độc hại và các
loại phế thải khác của nước ngoài trên lãnh thổ nước mình.
Cũng thừa nhân sự ủng hộ ngày
càng tăng đối với việc cấm vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và
việc tiêu huỷ các phế thải đó trên lãnh thổ nước khác, đặc biệt là các nước
đang phát triển.
Tin tưởng rằng các phế thải nguy
hiểm và các loại phế thải khác, trong khuôn khổ phù hợp với việc quản lý hệ
sinh thái hợp lý và hiệu quả, phải được tiêu huỷ ngay trong quốc gia đã sản
sinh ra chúng.
Cũng ý thức được rằng việc vận
chuyển các phế thải từ quốc gia sản sinh ra chúng tới bất kỳ quốc gia nào khác,
chỉ được phép khi việc vận chuyển đó được thực hiện trong điều kiện bảo đảm
không gây ra bất cứ nguy hiểm nào cho sức khoẻ con người và môi trường, phù hợp
với các điều khoảng của Công ước này.
Thấy rằng việc gia tăng kiểm
soát việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác
sẽ khuyến khích việc quản lý hợp lý về mặt sinh thái đối với các phế thải này
và khuyến khích việc giảm khối lượng vận chuyển tương ứng.
Tin tưởng rằng các quốc gia phải
có những biện pháp để bảo đảm việc trao đổi thuận lợi các thông tin và một sự
kiểm soát thực tế việc vận chuyển đi hoặc đến các quốc gia khác các phế thải
nguy hiểm và các phế thải khác.
Ghi nhận rằng đã có một số hiệp
định quốc tế và khu vực về vấn đề bảo vệ và gìn giữ môi trường mỗi khi có hàng
hoá nguy hiểm quá cảnh các nước.
Tinh tới Tuyên bố của Hội nghị
của Liên Hợp Quốc và môi trường (Stockhomlm - 1972), đường lối chỉ đạo và các
nguyên tắc Cairo về việc quản lý hợp lý sinh thái đối với các phế thải nguy
hiểm, do Hội đồng quản trị Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (PNUE)
thông qua trong Quyết định 14/30 ngày 17-6-1987, các khuyến nghị của Uỷ ban
chuyên gia của Liên Hợp Quốc về vận chuyển các hàng hoá nguy hiểm (được xây
dựng năm 1957 và xem xét lại 2 năm một lần), các khuyến nghị, tuyên bố, văn
kiện và thể lệ thích hợp đã được thông qua trong khuôn khổ hệ thống Liên Hợp
Quốc cũng như các công việc và các nghiên cứu do các tổ chức quốc tế và khu vực
tiến hành.
ý thức được tinh thần, nguyên
tắc, mục đích và chức năng của Hiến chương thế giới về bảo vệ thiên nhiên do
Dại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tại phiên họp lần thứ 37 (1982) như là
thước đo đạo đức về bảo vệ con người và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên.
Khẳng định rằng các quốc gia
phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quốc tế liên quan đến bảo vệ sức khoẻ con người
cũng như bảo vệ và gìn giữ môi trường và phải chịu trách nhiệm về mặt này trước
pháp luật quốc tế.
Thừa nhận rằng trong trường hợp
vi phạm nội dung cơ bản các điều khoản của Công ước này hoặc của các Nghị định
thư liên quan,
thì những điều khoản thích hợp
của luật pháp quốc tế sẽ được áp dụng.
ý thức được tằng cần phải tiếp
tục phát minh và ứng dụng những kỹ thuật ít gây ô nhiễm và thích hợp với hệ
sinh thái, các biện pháp xử lý lại và các hệ thống thích hợp về bảo dưỡng và
quản lý,
nhằm giảm đến mức tối đa việc
sản sinh ra phế thải nguy hiểm và các phế thải khác.
Cũng ý thức được thực tế là Cộng
đồng quốc tế ngày càng quan tâm tới sự cần thiết phải kiểm soát chặt chẽ việc
vận chuyển các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác và sự cần thiết phải
giảm tới mức tối thiểu, trong điều kiện có thể, việc vận chuyển này.
Lo lắng về việc vận chuyển bất
hợp pháp qua biên giới các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác.
Cũng cần chiếu cố tới thực tế là
các nước đang phát triển có khả năng rất hạn chế để quản lý các phế thải nguy
hiểm và các phế thải khác.
Thừa nhận rằng cần thiết thúc
đẩy việc chuyển giao, nhất là sang các nước đang phát triển, những kỹ thuật
nhằm bảo đảm sự quản lý thích hợp những phế thải nguy hiểm và các phế thải khác
được sản sinh ngay trong các nước đó, theo tinh thần của những đường lối chỉ
đạo Cairo và Quyết định 14/16 của Hội đồng quản trị Chương trình môi trường của
Liên Hợp Quốc (PNUE) và việc thúc đẩy việc chuyển giao kỹ thuật bảo vệ môi
trường.
Cũng thừa nhận rằng các phế thải
nguy hiểm và các phế thải khác phải được chuyên chở phù hợp với các điều khoản
của các Công ước và Khuyến nghị quốc tế hiện hành.
Cũng tin tường rằng: Việc vận
chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm và các phế thải khác chỉ được phép khi
việc vận chuyển và tiêu huỷ cuối cùng các phế thải này được thừa nhận là hợp lý
về mặt sinh thái.
Kiên quyết, bằng việc kiểm soát
chặt chẽ, bảo vệ sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường chống những hậu quả
độc hại mà nguồn gốc là do việc sản sinh và quản lý các phế thải nguy hiểm và
các phế thải khác.
Thoả thuận những điều sau đây:
Ðiều 1. Phạm
vi áp dụng của công ước
1. Chiểu theo Công ước này những
phế thải sau đây, là đối tượng của vận chuyển qua biên giới, được coi là "phế
thải nguy hiểm".
a. Các phế thải thuộc một trong
những loại ghi trong phụ bản I, trừ khi các phế thải này không có 1 tính chất
gì ghi trong phụ bản III, và
b. Các phế thải không thuộc các
phế thải quy định trong các điều khoản trong tiết mục a), nhưng lại được xác
định hoặc được coi là nguy hiểm bởi luật pháp của nước xuất khẩu, nhập khẩu
hoặc quá cảnh.
1. Chiểu theo Công ước này, những
phế thải thuộc một trong các loại ghi ở phụ bản II và là đối tượng của việc vận
chuyển qua biên giới sẽ được coi là các phế thải khác.
2. Các phế thải, vì lý do phóng
xạ, sẽ phải tuân thủ những hệ thống kiểm soát quốc tế khác, vao gồm cả những
văn kiện quốc tế áp dụng riêng biệt cho các vật liệu phóng xạ, thì không thuộc
phạm vi áp dụng của Công ước này.
3. Các phế thải sản sinh từ việc
khai thác bình thường của một con tàu và việc vất bỏ phế thải đó là đối tượng của
một văn kiện quốc tế khác thì không thuộc phạm vi áp dụng của Công ước này.
Ðiều 2. Các
định nghĩa
1. Chiểu theo Công ước này, cần
hiểu: "Phế thải" là các chất hoặc các đồ vật mà người ta tiêu huỷ, có
ý định tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ chiếu theo các điều khoản của luật lệ quốc
gia.
2. "Quản lý" là việc
vu thập, vận chuyển và tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác,
bao gồm cả việc giám sát các địa điểm tiêu huỷ.
3. "vận chuyển qua biên giới"
là mọi vận chuyển các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác từ một vùng
thuộc thẩm quyền của một quốc gia và đến một vùng của một quốc gia, hoặc quá
cảnh qua ùng này hoặc một vùng không thuộc quốc gia nào, hoặc quá cảnh qua vùng
này, miễn sao có 2 quốc gia liên quan trong việc vận chuyển này.
4. "Tiêu huỷ" là mọi
hoạt động nêu trong phụ bản IV của Công ước này.
5. "Ðịa điểm hoặc cơ sở được
chấp thuận" là một địa điểm hoặc 1 cơ sở mà ở đó việc tiêu huỷ các phế
thải nguy hiểm và các phế thải khác được tiến hành thế theo giấy phép hoặc giấy
phép khai thác do các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi có các cơ sở hoặc
địa điểm cấp.
6. "Cơ quan có thẩm quyền"
là cơ quan quyền lực Chính được một bên tham gia chỉ định để tiếp nhận, trọng phạm
vi địa lý được xác định trước, những thông báo về việc vận chuyển qua biên giới
những phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác cũng như nhận tất cả những thông
tin liên quan đến việc vận chuyển, và thể hiện lập trường đối với thông báo như
quy định tại Ðiều 6.
7. "Thông tin viên" là
cơ quan của một bên tham gia Công ước như nêu ở Ðiều 5 và có trách nhiệm nhận
và thông báo những tin tức theo quy định trong Ðiều 13 và 16.
8. "Quản lý hợp lý về sinh
thái các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác" là mọi biện pháp thực tế
cho phép bảo đảm rằng những phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác được quản
lý một cách sao cho bảo đảm được việc việc bảo vệ sức khoẻ con người và môi
trường chống tác hại của các phế thải này.
9. "Vòng thuộc thẩm quyền
quốc gia của một Nhà nước" là tất cả vùng đất, biển, trời trong đó một Nhà
nước thực hiện, phù hợp với luật pháp quốc tế việc quản lý hành chính hoặc thể
chế trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ con người hoặc môi trường.
10. "Quốc gia xuất khẩu"
là tất cả các Bên tham gia mà từ đó dự kiến xuất phát hoặc xuất phát điểm của một
sự vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác.
11. "Quốc gia nhập khẩu"
là tất cả các Bên tham gia mà việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy
hiểm hoặc các phế thải khác đến đố để tiêu huỷ hoặc tập kết ở đó trước khi tiêu
huỷ trong vùng không thuộc thẩm quyền của bất kỳ quốc gia nào.
12. "Quốc gia quá cảnh"
là tất cả các quốc gia, ngoài quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu, mà qua đó việc vận
chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác được dự kiện hoặc
đang được thực hiện.
13. "Các quốc gia liên
quan" là tất cả các Bên là quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu hay quá cảnh,
bất kể đó là các Bên tham gia Công ước hay không.
14. "Pháp nhân" là tất
cả pháp nhân cụ thể hay tinh thần.
15. "Người xuất khẩu"
là tất cả mọi pháp nhân chịu sự xử lý pháp luật của quốc gia xuất khẩu và họ
tiến hành xuất khẩu các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác.
16. "Người nhập khẩu"
là tất cả mọi pháp nhân chịu sự xử lý pháp luật của quốc gia nhập khẩu và họ
tiến hành nhập khẩu các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác.
17. "Người vận chuyển"
là tất cả mọi pháp nhân vận chuyển các phế thải nguy hiểm hoặc phế thải khác.
18. "Người sản xuất"
là tất cả mọi pháp nhân mà hoạt động của họ sản sinh ra phế thải nguy hiểm hoặc
các phế thải khác hoặc nếu một pháp nhân không đăng ký, thì người sản xuất là
người sở hữu các phế thải này hoặc họ kiểm soát các phế thải này.
19. "Người tiêu huỷ"
là tất cả các pháp nhân và thực hiện việc tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm hoặc
các phế thải khác.
20. "Tổ chức nhất thể hoá
chính trị hay kinh tế" là tất cả các tổ chức được các quốc gia có chủ
quyền lập ra để các nước là thành viên có thẩm quyền chuyển đổi trong sự liên
quan của các vấn đề ảnh hưởng bởi Công ước này và nó sẽ uỷ quyền đầy đủ theo các
thủ tục trong phạm vi mỗi nước để ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt
chính thức thừa nhận hoặc tham gia nó.
21. "Vận chuyển trái
phép" là mọi việc vận chuyển các chất thải nguy hiểm hoặc các chất thải
khác như quy định ở Ðiều 9.
Ðiều 3. Ðịnh
nghĩa quốc gia có phế thải nguy hiểm
1. Mỗi bên tham gia Công ước
thông báo cho Ban thư ký Công ước trong thời hạn 6 tháng sau khi trở thành một
Bên tham gia Công ước, các phế thải ngoài các phế thải đã ghi trong phụ bản I
và II được coi hoặc được xác định là nguy hiểm bởi luật pháp quốc gia, cũng như
tất cả mọi điều khoản liên quan đến thủ tục về vận chuyển qua biên giới áp dụng
cho các phế thải này.
2. Mỗi Bên tham gia sau đó báo
cho Ban thư ký mọi sự thay đổi quan trọng đối với những chi tiết mà họ đã thông
báo thể theo đoạn 1 trên đây.
3. Ban thư ký thông báo ngay lập
tức cho các Bên tham gia những thông tin mà họ nhận được thể theo đoạn 1 và 2
trên đây.
4. Các Bên tham gia phải chuyển
cho người xuất khẩu của họ những thông tin đã được thông báo bởi Ban thư ký thể
theo đoạn 3 trên đây.
Ðiều 4. Nghĩa
vụ chung
1. …
a. Các Bên tham gia thực hiện
quyền của họ cấm việc nhập các chất thải nguy hiểm hoặc các chất thải khác cho
việc tiêu huỷ, phải thông báo cho các Bên tham gia khác quyết định của họ theo
đúng Ðiều 13.
b. Các Bên tham gia cấm hoặc
không cho phép xuất khẩu các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác vào các
Bên tham gia Công ước cấm nhập những phế thải đó, một khi việc cấm nhập đó đã
được thông báo phù hợp với các quy định ở tiểu đoạn (a) trên đây.
c. Các Bên tham gia cấm hoặc
không cho phép xuất khẩu những phế thải nguy hiểm và các phế thải khác nếu quốc
gia nhập khẩu có văn bản từ chất riêng biệt của họ đối với việc nhập khẩu các
phế thải này, trong trường hợp quốc gia nhập khẩu không cấm nhập khẩu các loại
phế thải này.
1. Mỗi Bên tham gia cần có quy định
thích hợp để:
a. Theo dõi để việc sản sinh ra
các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác ở trong nước phải được giảm đến mức
tối thiểu, có tính đến việc xem xét cụ thể về xã hội, kỹ thuật và kinh tế.
b. Bảo đảm xây dựng các cơ sở
thích hợp cho việc tiêu huỷ, các cơ sở này trong khuông khổ có thể được, phải
được đặt ở bên trong lãnh thổ của nước đó, nhằm để quản lý hợp lý hệ sinh thái
đối với các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác bất kể các phế thải đó
được tiêu huỷ ở đâu.
c. Theo dõi để các pháp nhân chịu
trách nhiệm quản lý các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác ở trong nước,
phải thực hiện những biện pháp cần thiết để đề phòng ô nhiễm do việc quản lý
này gây ra và nếu xảy ra ô nhiễm, thì giảm tới mức tối thiểu hậu quả đối với sức
khoẻ con người và môi trường.
d. Theo dõi để cho việc vận chuyển
qua biên giới phế thải nguy hiểm và các phế thải khác phải giảm tới mức tối
thiểu, phù hợp với việc quản lý các phế thải kể trên có hiệu quả và hợp lý với
hệ sinh thái và việc vận chuyển đó hải được tiến hành một cách tốt nhất để bảo
vệ sức khoẻ con người và môi trường chống lại hậu quả độc hại do việc vận chuyển
gây ra.
e. Cấm xuất các phế thải nguy hiểm
hoặc các phế thải khác tới các quốc gia hoặc nhóm các quốc gia cùng thuộc tổ
chức nhất thể hoá chính trị hay kinh tế cũng là những Bên tham gia Công ước nhất
là những đang phát triển, những nước mà luật lệ đã xâm nhập hoặc Bên tham gia
đó có lý do để tin rằng các phế thải đang đề cập trên đây không được quản lý
hợp lý về sinh thái như các tiêu chuẩn mà các Bên tham gia sẽ thông qua trong
phiên họp đầu tiên.
f. Ðòi hỏi rằng các chi tiết
liên quan đến việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và các phế
thải khác phải đương thông báo cho các quốc gia liên quan, phù hợp với phụ bản
V.A. để các quốc gia này có thể đánh giá hậu quả đối với sức khoẻ con người và
môi trường của việc vận chuyển được dự định.
g. Ngăn chặn việc nhập khẩu các
phế thải nguy hiểm và các phế thải khác nếu Bên tham gia đó có lý do để tin
rằng các phế thải đang đề cập đó không được quản lý theo các biện pháp thích
hợp về mặt sinh thái.
h. Hợp tác với các Bên tham gia
khác và các tổ chức liên quan trực tiếp hoặc thông quan Ban thư ký, trong các
hoạt động liên quan đến việc phổ biến các tin tức về vận chuyển qua biên giới
các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác nhằm tăng cường sự quản lý thích
hợp về mặt sinh thái các phế thải trên và ngăn chặn việc vận chuyển bất hợp
pháp.
1. Các Bên tham gia cho rằng việc
vận chuyển bất hợp pháp các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác là hành
vi phạm tội hình sự.
2. Mỗi Bên tham gia phải có những
biện pháp pháp lý, hành chính và các biện pháp khác cần thiết để trực thực hiện
và làm cho các biện pháp khác cần thiết để thực hiện và làm cho các điều khoản
của Công ước này phải được tôn trọng, kể cả những biện pháp thích đáng đề phòng
và trấn áp các hành vi trái Công ước.
3. Các Bên tham gia không cho
phép xuất khẩu các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác sang quốc gia
không phải là liên quan tham gia Công ước hoặc nhập những phế thải ấy từ một
quốc gia không phải là Bên tham gia Công ước.
4. Các Bên tham gia thoả thuận cấm
xuất các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác nhằm mục đích tiêu huỷ chúng
ở trong vùng nằm phía nam vĩ tuyến thứ 60 Nam bán cầu, dù những phế thải này có
là đối tượng của việc chuyên chở qua biên giới hay không.
5. Ngoài ra, mỗi Bên tham gia:
a. Cấm tất cả các pháp nhân thẩm
quyền quốc gia của mình chuyên chở hoặc tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm hoặc
các phế thải khác nếu cho không được phép hoặc không đủ tư cách làm các công
việc đó.
b. Ðòi rằng các phế thải nguy hiểm
và các phế thải khác là đối tượng của việc chuyên chở phải được đóng gói, dán
nhãn hiệu và vận chuyển phù hợp với những thể lệ và tiêu chuẩn quốc tế đã được
chấp nhận và thừa nhận rộng rãi về lĩnh vực đóng gói, dán nhãn hiệu và vận chuyển
và phải chiếu cố tới những thực tế được quốc tế chấp nhận về vấn đề này.
c. Ðòi rằng các phế thải nguy hiểm
và các phế thải khác phải được kèm theo các giấy tờ di chuyển đi từ nơi gốc đến
nơi tiêu huỷ.
1. Mõi Bên tham gia đòi rằng các
phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác được dự kiến xuất khẩu phải được quản
lý theo các phương pháp thích hợp về sinh thái tại quốc gia nhập khẩu hoặc bất cứ
nơi nào khác. Tại phiên họp đầu tiên, các Bên tham gia sẽ ấn định các nguyên tắc
chỉ đạo kỹ thuật để quản lý hợp lý về sinh thái chiếu theo Công ước này.
2. Các Bên tham gia ấn định những
biện pháp hữu hiệu để cho việc vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm và
các phế thải khác chỉ được phép khi:
a. Nếu quốc gia xuất khẩu không
có phương tiện kỹ thuật và các cơ sở cần thiết hoặc địa điểm tiêu huỷ thích
đáng để tiêu huỷ các phế thải nêu trên theo các biện pháp hợp lý về sinh thái
và có hiệu quả; hoặc
b. Nếu các phế thải nêu trên thuộc
loại nguyên liệu thô, cần thiết cho công nghiệp tái chế hoặc thuộc loại vật
liệu cần thu hồi của quốc gia nhập khẩu.
c. Nếu việc vận chuyển qua biên
giới kể trên phù hợp với các tiêu chuẩn do các Bên tham gia ấn định mà các tiêu
chuẩn này không mâu thuẫn với mục tiêu Công ước này.
1. Nghĩa vụ, chiểu theo Công ước
này, của những quốc gia sản sinh ra phế thải nguy hiểm và các phế thải khác là
họ phải xử lý các phế thải này hợp lý với hệ sinh thái chứ không được chuyển
nghĩa vụ này cho quốc gia nhập khẩu hoặc quá cảnh.
2. Không có điều nào trong Công
ước này ngăn cản được một Bên tham gia, đặt những điều kiện bổ sung phù hợp với
các điều khoản của Công ước này và phù hợp với thể lệ luật pháp quốc tế nhằm
bảo vệ tốt hơn sức khoẻ của con người và môi trường.
3. Không một điều khoản nào
trong Công ước này được vi phạm dù dưới bất cứ hình thức nào, chủ quyền quốc
gia về hải phận phù hợp với luật pháp quốc tế, tới quyền tự chủ và luật pháp mà
các quốc gia đó thực hiện trong vùng kinh tế đặc quyền và trên thềm lục địa phù
hợp với luật pháp quốc tế, tới việc hoạt động của các tàu thuyền và máy bay của
tất cả các quốc gia và việc tự do đi lại thể theo luật pháp quốc tế.
4. Các Bên tham gia cam kết xem
xét định kỳ những khả năng giảm khối lượng hoặc khả năng gây ô nhiễm của các
phế thải nguy hiểm và các phế thải khác xuất khẩu sang các nước khác, đặc biệt
là các nước đang phát triển.
Ðiều 5. Chỉ
định các cơ quan có thẩm quyền và thông tin viên
Ðể tạo điều kiện dễ dàng cho
việc thực hiện Công ước này, các Bên tham gia:
1. Chỉ định hoặc thành lập hoặc
nhiều cơ quan có thẩm quyền và một thông tin viên. Một cơ quan có thẩm quyền
được chỉ định để nhận những thông báo trong trường hợp đó là quốc gia quá cảnh.
2. Thông báo cho Ban thư ký,
trong thời hạn 3 tháng kể từ khi Công ước có hiệu lực, những cơ quan mà các Bên
tham gia chỉ định là cơ quan có thẩm quyền hoặc là thông tin viên.
3. Thông báo cho Ban thư ký mọi
sự thay đổi liên quan đến việc chỉ định theo đoạn 2 trên đây, trong thời bạ một
tháng kể từ ngày quyết định sự thay đổi đó.
Ðiều 6. Vận
chuyển qua biên giới giữa các Bên tham gia
1. Quốc gia xuất khẩu thông báo
bằng văn bản qua cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu, cho cơ quan có
thẩm quyền của các quốc gia liên quan đến vận chuyển qua biên giới phế thải
nguy hiểm và các phế thải khác hoặc đòi hỏi người sản sinh hoặc xuất khẩu phế
thải phải làm như vậy. Nhưng thông báo đó chứa đựng những khai báo tin tức theo
quy định tại phụ lục V.A. bằng ngôn ngữ mà nước nhập khẩu chấp nhận được. Mỗi
quốc gia liên quan phải được nhận một thông báo.
2. Quốc gia nhập khẩu thông báo
lại bằng văn bản đã nhận được thông báo cho người thông báo khẳng định sự đồng
ý cho việc chuyên chở với sự bảo lưu hoặc không bảo lưu, hoặc từ chối cho phép
vận chuyển hoặc yêu cầu thêm những thông tin. Một bản sao sự trả lời cuối cùng
của quốc gia nhập khẩu được gốc cho các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia
là các Bên tham gia liên quan.
3. Quốc gia xuất khẩu không cho
phép người sản sinh ra phế thải hoặc người xuất khẩu phế thải tiến hành vận
chuyển qua biên giới trước khi nhận được sự xác nhận bằng văn bản là:
a. Người thông báo đã nhận được
sự đồng ý bằng văn bản của quốc gia nhập khẩu và rằng
b. Người thông báo đã nhận được từ
quốc gia nhập khẩu sự xác nhận có hợp đồng giữa người xuất khẩu và người tiêu huỷ,
xác định rõ việc quốc gia đúng đắn về mặt môi trường các chất thải.
1. Mỗi quốc gia quá cảnh là
thành viên, nhanh chóng thông báo cho người thông báo việc nhận được thông báo,
sau đó trong phạm vi 60 ngày trả lời người thông báo bằng văn bản đồng ý cho
chuyên chở với việc bảo lưu hoặc không bảo lưu, từ cối cho phép vận chuyển hoặc
yêu cầu thêm thông tin. Quốc gia xuất khẩu sẽ không cho phép việc vận chuyển
qua biên giới được bắt đầu cho tới khi họ nhận được sự đồng ý bằng văn bản của
quốc gia quá cảnh. Tuy nhiên, bất cứ một lúc nào, nếu một Bên tham gia quyết
định không yêu cầu sự đồng ý trước bằng văn bản, cho việc vận chuyển quá cảnh
qua biên giới các chất thải độc hại hoặc các chất khác, hoặc giảm nhẹ những yêu
cầu về vấn đề này, ngay lập tức thông báo cho các Bên tham gia khác về quyết
định của họ theo Ðiều 13. Trong trường hợp sau nếu quốc gia xuất khẩu không
nhận được sự trả lời rong vòng 60 quốc gia quá cảnh, quốc gia xuất khẩu có thể
cho phép xuất khẩu được tiến hành qua quốc gia quá cảnh.
2. Trong trường hợp việc vận
chuyển qua biên giới các chất thải mà được xác định hoặc được xem xét như là
các chất thải nguy hiểm:
a. Ðối với quốc gia xuất khẩu,
các yêu cầu tại mục 9 của Ðiều này áp dụng đối với người nhập khẩu hoặc người
tiêu huỷ và quốc gia nhập khẩu sẽ áp dụng một sự sửa đổi thích đáng và chi tiết
đối với người xuất khẩu và quốc gia xuất khẩu.
b. Ðối với quốc gia nhập khẩu,
hoặc quá cảnh là thành viên của Công ước, các yêu cầu của mục 1, 3, 4 và 6 của
Ðiều này được áp dụng đối với người xuất khẩu và quốc gia xuất khẩu được áp
dụng sự sửa đổi phù hợp với người nhập khẩu.
c. Ðối với tất cả các quốc gia
quá cảnh là những Bên tham gia, thì các điều khoản của đoạn 4 trên đây được áp
dụng cho các nước này.
1. Quốc gia xuất khẩu có thể, với
sự đồng ý bằng văn bản của quốc gia liên quan, cho phép người sản sinh ra phế
thải hoặc người xuất khẩu phế thải được sử dụng thủ tục thông báo chung nếu các
phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác có cùng đặc tính vật lý và hoá học
được thường xuyên gửi đến cho cùng 1 người tiêu huỷ qua cùng một trạm hải quan
nhập của quốc gia nhập khẩu, và trong trường hợp quá cảnh, qua cùng các trạm
hải quan nhập và xuất của một quốc gia hoặc nhiều quốc gia quá cảnh.
2. Các quốc gia có liên quan có
thể đính kèm văn bản trả lời đồng ý vào thủ tục thông báo chung như quy định ở
đoạn 6 trên đây về những chi tiết cụ thể như số lượng chính xác của các phế
thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác hoặc danh sách các loại phế thải.
3. Việc thông báo chung và việc
đồng ý bằng văn bản thể theo đoạn 6 và 7 có thể áp dụng cho việc gửi nhiều lần
các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác trong thời hạn tối đa là 12
tháng.
4. Các Bên tham gia đòi hỏi tất cả
các pháp nhân nhận vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế
thải khác rằng họ phải ký nhận vận chuyển, giao hàng hoặc đưa hàng đến người thân.
Các Bên tham gia cũng đòi hỏi người tiêu huỷ phế thải phải báo cho người xuất
khẩu phế thải và nước xuất khẩu rằng họ đã nhận được các phế thải đó, và trong
thời gian thích hợp, báo việc hoàn thành công việc tiêu huỷ theo các thủ tục
nêu trong thông báo. Nếu quốc gia xuất khẩu không nhận được thông tin này thì
cơ quan có thẩm quyền của quốc gia này hoặc người xuất khẩu phải báo cho quốc
gia nhập khẩu về việc chưa nhận được thông tin đó.
5. Thông báo và trả lời chiểu
theo Ðiều này phải được thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của các Bên tham
gia liên quan hoặc cho cơ quan Chính phủ có thẩm quyền trong trường hợp quốc
gia này không phải là một Bên tham gia Công ước.
6. Các quốc gia nhập khẩu hoặc
quá cảnh là các Bên tham gia Công ước có thể đòi hỏi, như là điều kiện nhập
khẩu, rằng mọi sự vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế
thải khác phải được bảo hiểm, bảo trợ hoặc các bảo đảm khác.
Ðiều 7. Vận
chuyển qua biên giới từ một quốc gia tham gia công ước qua lãnh thổ các quốc
gia không tham gia công ước
Các điều khoản của đoạn 1 của
Ðiều 6 của Công ước này được áp dụng linh hoạt cho việc vận chuyển qua biên
giới những phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác từ một quốc gia tham gia
công ước sang một hoặc nhiều quốc gia không tham gia công ước.
Ðiều 8. Nghĩa
vị tái nhập khẩu
Một khi việc vận chuyển qua biên
giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác đã được các quốc gia liên
quan đồng ý, theo các điều khoản của Công ước này mà không được thực hiện đúng
hạn theo hợp đồng, nếu các điều khoản khác không thể áp dụng để tiêu huỷ các
phế thải theo các phương pháp hợp lý về sinh thái trong thời hạn 90 ngày kể từ
khi quốc gia liên quan thông báo cho quốc gia xuất khẩu và Ban thư ký, hoặc
trong bất cứ thời hạn nào do các quốc gia liên quan thoả thuận, thì nước xuất
khẩu phải theo dõi đến khi người xuất khẩu phải đưa các phế thải này trở về
quốc gia xuất khẩu. Ðể thực hiện việc này, quốc gia xuất khẩu và tất cả các Bên
tham gia mà việc chuyên chở, quá cảnh không được chống lại việc đưa các phế
thải về nước xuất khẩu, không được gây khó khăn hoặc ngăn cản.
Ðiều 9. Vận
chuyển bất hợp pháp
1. Chiểu theo các điều khoản của
Công ước này, được coi là vận chuyển bất hợp pháp mọi hoạt động di chuyển qua
biên giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác, thì:
a. Tiến hành mà không thông báo
cho các quốc gia liên quan theo quy định của Công ước; hoặc
b. Tiến hành với sự đồng ý của
các quốc gia liên quan do việc khai man, khai không đúng hoặc dối trá; hoặc
c. Ðược tiến hành không phù hợp
với giấy tờ; hoặc
d. Ðưa đến việc tiêu huỷ cố ý
(chẳng hạn như đổ xuống một nơi nào đó) các phế thải nguy hiểm hoặc các phế
thải khác, không tuân thủ các điều khoản của Công ước này và các nguyên tắc
chung của luật pháp quốc tế.
1. Trong trường hợp việc vận
chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác được coi là
sự vận chuyển bất hợp pháp do ý đồ của người xuất khẩu hoặc người sản sinh ra
phế thải, quốc gia xuất khẩu phải giám sát dể các phế thải đó:
a. Phải được người xuất khẩu hoặc
người sản sinh ra phế thải hoặc chính quốc gia xuất khẩu mang trở về nước mình;
hoặc nếu việc đó không thể thực hiện, thì:
b. Phải được tiêu huỷ bằng cách
khác phù hợp với các điều khoản của Công ước này, trong thời hạn 30 ngày kể từ
khi nước xuất khẩu được thông báo về việc vận chuyển trái phép hoặc trong bất
cứ thời hạn nào khác do các quốc gia liên quan thoả thuận. Ðể nhằm mục đích
này, các Bên liên quan không được chống lại việc đưa trở về nước xuất khẩu các
phế thải này, không ngăn cản hoặc không gây khó khăn.
1. Một khi việc vận chuyển qua
biên giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác được coi là chuyên chở
bất hợp pháp do ý đồ của người nhập khẩu hệ thống người tiêu huỷ, quốc gia nhập
khẩu phải giám sát để các phế thải, nếu có thể, trong thời hạn 30 ngày kể từ
khi việc vận chuyển trái phép đã được lưu ý cho nước nhập khẩu hoặc trong bất
cứ thời hạn nào do các quốc gia liên quan thoả thuận. Ðể nhằm mục đích này, các
Bên liên quan phải hợp tác, tuỳ theo yêu cầu, để tiêu huỷ các phế thải này theo
phương pháp phù hợp với sinh thái.
2. Trong trường hợp không xác định
được trách nhiệm về việc vận chuyển bất hợp pháp cho người xuất khẩu hoặc người
sản sinh ra phế thải, cho người nhập khẩu hoặc người tiêu huỷ phế thải, các Bên
liên quan và các Bên khác, nếu có thể, phối hợp giám sát để bảo đảm rằng các phế
thải nguy hiểm phải được tiêu huỷ một cách nhanh nhất theo các bảo đảm phù hợp
với sinh thái tại quốc gia xuất khẩu, quốc gia nhập khẩu hoặc bất cứ nơi nào có
thể.
3. Mỗi Bên tham gia thông báo
quy luật quốc gia thích hợp để cấm hoặc trấn áp nghiêm ngặt việc vận chuyển bất
hợp pháp. Các Bên tham gia hợp tác để đạt đến các mục đích nêu trong Ðiều này.
Ðiều 10. Hợp
tác quốc tế
1. Các Bên tham gia hợp tác với
nhau để tăng cường và bảo đảm việc quản lý phù hợp với sinh thái các phế thải
nguy hiểm và các phế thải khác.
2. Nhằm mục đích này, các Bên
tham gia:
a. Thông báo yêu cầu, trên cơ sở
song phương hoặc đa phương, những thông tin nhằm khuyến khích việc quản lý hợp
lý về sinh thái các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác, bao gồm cả việc
làm hài hoà các tiêu chuẩn và thực tiễn ký thuật nhằm quản lý tốt các phế thải
nguy hiểm và các phế thải khác.
b. Hợp tác để theo dõi tác động
của việc quản lý phế thải đối với sức khoẻ con người và môi trường.
c. Hợp tác, nếu không trái với
các điều khoản của các đạo luật, thể lệ và chính sách quốc gia, xây dựng và ứng
dụng những ký thuật mới hợp lý về sinh thái, sản sinh ít phế thải và cải tiến
những kỹ thuật hiện có, trong điều kiện có thể chấm dứt việc sản sinh phế thải
nguy hiểm và các phế thải khác và xây dựng những biện pháp có hiệu quả hơn để
bảo đảm việc quản lý một cách phù hợp với sinh thái, nhất là nghiên cứu các hậu
quả kinh tế xã hội và môi trường trong việc thông qua các cải tiến hoặc hoàn
thiện kỹ thuật.
d. Hợp tác tích cực, nếu không
trái với các quy định của luật pháp, thể lệ và chính sách quốc gia của mình
trong việc chuyển giao kỹ thuật liên quan tới việc quản lý hợp lý với sinh thái
bằng cách sản sinh ra các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác cũng như các
hệ thống tổ chức của việc quản lý này. Các Bên tham gia cũng hợp tác để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các phương tiện kỹ thuật của mình nhất
là các nước cần một sự giúp đỡ kỹ thuật trong lĩnh vực này và có nếu yêu cầu.
e. Hợp tác dể xây dựng các
phương hướng chỉ đạo kỹ thuật hoặc xây dựng các luật lệ chung thích hợp.
1. Các Bên tham gia sẽ sử dụng
các biện pháp thích hợp để hợp tác giúp đỡ các nước đang phát triển thực hiện
các điều khoản trong các tiểu mục a), b), c) và d) của đoạn 2 trong Ðiều 4.
2. Chiếu cố tới các yêu cầu cần
thiết qua các nước đang phát triển, việc hợp tác giữa các Bên và các tổ chức
quốc tế có thẩm quyền sẽ được khuyến khích nhằm động viên sự nhạy cảm của công
chúng, thúc đẩy việc tăng cường quản lý hợp lý các phế thải nguy hiểm và các
phế thải khác và chọn lựa những kỹ thuật ít ô nhiễm.
Ðiều 11. Các
hiệp định song phương, đa phương và khu vực
1. Mặc dù có các điều khoảng của
Ðiều 4, đoạn 5 của Công ước này, các Bên tham gia có thể ký kết các Hiệp định
hoặc thoả thuận song phương, đa phương hoặc khu vực liên quan đến việc vận
chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác được quy
định trong Công ước này. Các Hiệp định hoặc thoả thuận này phải nêu rõ các điều
khoản quy định việc quản lý không được kém hợp lý về sinh thái hơn so với các
quy định trong Công ước này, đặc biệt có chiếu cố tới quyền lợi của các nước
đang phát triển.
2. Các Bên tham gia thông báo
cho Ban thư ký mọi Hiệp định hoặc thoả thuận song phương, đa phương hoặc khu
vực ghi ở đoạn 1 trên đây cũng như các Hiệp định và thoả thuận mà các Bên tham
gia đã ký kết trước khi công ước này có hiệu lực nhằm để kiểm soát việc vận
chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác được thực hiện
giữa các Bên đã ký các Hiệp định và thoả thuận nêu trên. Các điều khoản của
Công ước này không có tác động tới việc vận chuyển qua biên giới phù hợp với
các quy định trong các Hiệp định đó với điều kiện là việc vận chuyển này phải
phù hợp với việc quản lý hợp lý về sinh thái các phế thải nguy hiểm và các phế
thải khác như quy định trong Công ước này.
Điều 12.
Tham khảo về các vấn đề trách nhiệm
Các Bên tham gia hợp tác vận
nhằm thông qua càng sớm càng tốt một Nghị định thư thiết lập các thủ tục thích
hợp về trách nhiệm và bồi thường thiệt hại do việc vận chuyển qua biên giới các
phế thải nguy hiểm và các phế thải khác gây ra.
Ðiều 13. Thông
báo tin tức
1. Mỗi khi biết được tai nạn xảy
ra trong quá trình vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm hoặc các phế
thải khác hoặc trong quá trình tiêu huỷ chúng mà có nguy cơ gây nguy hiểm cho
sức khoẻ con người và môi trường của các quốc gia khác, các Bên tham gia phải
bảo đảm rằng những tin tức đó phải được thông báo ngay lập tức.
2. Các Bên tham gia sẽ thông báo
quan Ban thư ký:
a. Những thay đổi liên quan đến
việc chỉ định các cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin viên phù hợp với Ðiều 5.
b. Những thay đổi trong việc các
quốc gia định nghĩa về các phế thải nguy hiểm phù hợp với Ðiều 3;
Và có thể ngay khi:
c. những quyết định của cán Bên
tham gia không cho phép toàn bộ hay từng phần việc nhập khẩu các phế thải nguy
hiểm hoặc các phế thải khác để tiêu huỷ trong khu vực thuộc chủ quyền quốc gia
của họ.
d. Những quyết định nhằm hạn chế
hoặc cấm xuất khẩu các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác.
e. Tất cả các tin tức khác được
yêu cầu phù hợp với đoạn 4 của Ðiều này.
1. Các Bên tham gia thể theo
luật pháp và thể lệ quốc gia, chuyển cho Hội nghị các Bên tham gia tổ chức theo
Ðiều 15, qua Ban thư ký và trước khi kết thúc năm dân sự, một báo cáo của năm
trước về các thông tin sau:
a. Các cơ quan có thẩm quyền và
các thông tin viên cho các Bên tham gia chỉ định, phù hợp với Ðiều 5;
b. Các tin tức về việc vận
chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác mà các Bên
tham gia đã thực hiện, và đặc biệt:
Số lượng các phế thải nguy hiểm
và các phế thải khác đã xuất khẩu, chủng loại, đặc tính và nơi đưa đến nước quá
cảnh và biện pháp tiêu huỷ đã được sử dụng đối với các phế thải đó.
Số lượng các phế thải nguy hiểm
và các phế thải khác đã nhập khẩu, chủng loại, nguồn gốc và biện pháp tiêu huỷ
đã được sử dụng.
Việc tiêu huỷ các phế thải đó
như đã được quy định.
Những cố gắng để giảm khối lượng
các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải là đối tượng của việc vận chuyển qua
biên giới.
a. Những thông tin về các biện
pháp mà các Bên tham gia đã thông qua để thực hiện Công ước này.
b. Các thông tin về các số liệu
thống kê mà các Bên tham gia đã hệ thống hoá liên quan đến tác động của việc
sản sinh, vận chuyển và tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác
đối với sức khoẻ con người và môi trường.
c. Các thông tin về các Hiệp định
và thoả thuận song phương, đa phương và khu vực đã được ký kết theo Ðiều 12 của
Công ước này.
d. Các thông tin về tai nạn
trong quá trình vận chuyển qua biên giới và việc tiêu huỷ các phế thải nguy
hiểm các phế thải khác và các biện pháp để đối phó.
e. Các thông tin về các biện
pháp khác để tiêu huỷ các phế thải trong khu vực thuộc thẩm quyền quốc gia của
các Bên tham gia.
f. Các thông tin về các biện
pháp để xây dựng các kỹ thuật nhằm giảm hoặc loại trừ việc sản sinh ra các phế
thải nguy hiểm và các phế thải khác.
g. Tất cả các thông tin khác về
các vấn đề mà Hội nghị các Bên tham gia cho là cần thiết.
1. Các Bên tham gia thể theo
luật pháp và thể lệ quốc gia, bảo đảm rằng một bản sao thông báo về vận chuyển
phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác hoặc về việc tỏ thái độ liên quan tới
các phế thải được gửi cho Ban thư ký, một khi một Bên tham gia bị ảnh hưởng của
việc vận chuyển đó yêu cầu.
Ðiều 14. Vấn
đề tài chính
1. Các Bên tham gia thoả thuận
thành lập, tuỳ theo yêu cầu đặc biệt của các khu vực, tiểu khu vực khác nhau,
những trung tâm khu vực hoặc tiểu khu vực về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật để
quản lý phế thải nguy hiểm, các phế thải khác và giảm việc sản sinh phế thải.
Các Bên tham gia quyết định thành lập các cơ chế thích hợp về tài trợ tự
nguyện.
2. Các Bên tham gia dự định
thành lập một quỹ thường xuyên (có thể tái sinh) để giúp đỡ một cách tạm thời
nhằm đối phó với tình hình khẩn cấp để hạn chế thấp nhất thiệt hại do các tai
nạn trong quá trình vận chuyển hoặc tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm hoặc các
phế thải khác gây ra.
Ðiều 15. Hội
nghị các Bên tham gia
1. Hội nghị các Bên tham gia đã
được quy định phiên đầu tiên của Hội nghị các Bên tham gia sẽ được Tổng thư ký
soạn thảo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc triệu tập muộn nhất là một
năm kể từ khi Công ước có hiệu lực. Tiếp đó, các phiên họp thường kỳ sẽ được
triệu tập theo định kỳ do Hội nghị các Bên tham gia quyết định tại phiên họp
đầu tiên.
2. Các phiên họp bất thường có
thể được triệu tập bất kỳ khi nào nếu Hội nghị thấy cần thiết, hoặc theo yêu
cầu cấp thiết của một Bên tham gia và phải được sự ủng hộ ít nhất của 1/3 các
Bên tham gia trong vòng sáu tháng khi Ban thư ký thông báo yêu cầu trên.
3. Hội nghị các Bên tham gia sẽ
xác định và thông qua bằng nhất trí nội quy của mình và nội quy của tất cả các
cơ quan trực thuộc mà Hội nghị thành lập cũng như quy chế tài chính, ấn định sự
đóng góp tài chính của các Bên tham gia thể theo Công ước này.
4. Tại phiên họp đầu tiên, các
Bên tham gia đã xem xét tất cả các biện pháp bổ sung cần thiết để giúp các Bên
tham gia hoàn thành trách nhiệm về việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển trong
khuôn khổ Công ước này.
5. Hội nghị các Bên tham gia
thường xuyên xem xét việc thực hiện Công ước này và ngoài ra:
a. Khuyến khích việc làm hài hoà
các chính sách, chiến lược và biện pháp cần thiết để giảm tới mức tối thiểu
thiệt hại gây ra cho sức khoẻ con người và môi trường bởi các phế thải nguy
hiểm và các phế thải khác.
b. Xem xét và thong qua, nếu
thích hợp, các điều bổ sung cho Công ước này và các phụ bản, đặc biệt phải tính
tới các thông tin khoa học, kỹ thuật, kinh tế và sinh thái sẵn có.
c. Xem xét và đưa ra những biện
pháp cần thiết khác để tiếp tục theo đuổi việc thực hiện các mục tiêu của Công
ước này xuất phát từ các bài học rút ra từ việc thực hiện Công ước này cũng như
việc thực hiện các Hiệp định và thoả thuận được dự kiến ở Ðiều 11.
d. Xem xét và thông qua các Nghị
định thư nếu cần.
e. Thành lập các cơ quan trực
thuộc cần thiết cho việc thực hiện Công ước.
1. Tổ chức Liên Hợp Quốc và các
tổ chức chuyên môn cũng như mọi quốc gia không tham gia Công ước này, có thể
tham dự các phiên họp của Hội nghị các Bên tham gia với tư cách quan sát viên.
Mọi cơ quan hoặc tổ chức quốc gia, hoặc quốc tế, Chính phủ hoặc phi Cính phủ,
có chức năng trong lĩnh vực liên quan đến các phế thải nguy hiểm hoặc các phế
thải khác đã thông báo ý muốn tham dự với tư cách quan sát viên phải được bổ
sung vào nội quy do Hội nghị các Bên tham gia thông qua.
2. Ba năm kể từ ngày Công ước có
hiệu lực, và sau do ít nhất 6 năm, Hội nghị các Bên tham gia tiến hành đánh giá
tính hiệu quả của mình và, nếu Hội nghị thấy cần thiết xem xét thông qua việc
cấm hoàn toàn hoặc từng phần việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy
hiểm và các phế thải khác dưới ánh sáng của các thông tin khoa học, môi trường,
kỹ thuật và kinh tế mới nhất.
Ðiều 16. Ban
thư ký
1. Chức năng của Ban thư ký là:
a. Tổ chức các cuộc họp theo quy
định tại Ðiều 15 và 17 bảo đảm việc phục vụ các cuộc họp.
b. Xây dựng và chuyển các báo
cáo dựa trên các thông tin nhận được theo Ðiều 3, 4, 5, 6, 11 và 13 cũng như
dựa trên các thông tin thu được trong cuộc hội họp của các cơ quan trực thuộc
được thành lập theo Ðiều 15 và nếu có thể dựa trên các thông tin do các tổ chức
liên Chính phủ hoặc phi Chính phủ cung cấp.
c. Xây dựng các báo cáo về hoạt
động của mình do Công ước quy định và trình cho Hội nghị các Bên tham gia.
d. Bảo đảm sự phối hợp cần thiết
với các tổ chức quốc tế có thẩm quyền và đặc biệt là ký các thoả thuận hành
chính và hợp đồng cần thiết cho việc hoàn thành nhiệm vụ của mình.
e. Liên hệ với các thông tin
viên và các cơ quan chức trách có thẩm quyền do các Bên tham gia chỉ định theo
Ðiều 5 của Công ước này.
f. Thu thập thông tin về các cơ
sở và địa điểm của các quốc gia phục vụ việc tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm và
các phế thải khác và phổ biến các thông tin đó cho các Bên tham gia Công ước.
g. Nhận các thông tin từ các Bên
tham gia và thông báo cho các Bên tham gia những thông tin về:
Nguồn giúp đỡ kỹ thuật và đào
tạo;
Khả năng kỹ thuật và khoa học
hiện có;
Các nguồn cố vấn và dịch vụ
chuyên gia;
Các nguồn vốn hiện có để nhằm
giúp đỡ các Bên tham gia theo yêu cầu của họ trong các lĩnh vực.
Quản lý hành chính hệ thống
thông báo theo quy định của Công ước;
Quản lý các phế thải nguy hiểm
và các phế thải khác;
Các kỹ thuật thích hợp về sinh
thái liên quan đến các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác như các kỹ thuật
ít ô nhiễm và không sản sinh ra phế thải;
Ðánh giá các phương tiện và địa
điểm tiêu huỷ;
Giám sát các phế thải nguy hiểm
và các phế thải khác;
Can thiệp trong trường hợp khẩn
cấp.
a. Theo yêu cầu của các Bên tham
gia, thông báo cho họ những tin tức về tư vấn hoặc văn phòng nghiên cứu có khả
năng kỹ thuật cần thiết có thể giúp cho họ xem xét thông báo của việc vận
chuyển qua biên giới, kiểm tra việc vận chuyển phế thải nguy hiểm và phế thải
khác có phù hợp với thông báo không hoặc các cơ sở được đề nghị để tiêu huỷ phế
thải nguy hiểm và các phế thải khác có thích hợp về sinh thái không. Tất cả
việc kiểm tra này không thuộc trách nhiệm của Ban thư ký.
b. Theo yêu cầu của các Bên tham
gia, giúp đõ họ phát hiện các trường hợp vận chuyển trái phép và thông báo ngay
lập tức cho các Bên tham gia mọi tin tức mà Ban thư ký nhận được về việc vận
chuyển trải phép.
c. Hợp tác với các Bên tham gia,
với các ổ chức và cơ quan quốc tế liên quan và có thẩm quyền để cung cấp chuyên
gia và phương tiện vật chất cần thiết để giúp các quốc gia trong trường hợp
khẩn cấp.
a. Hoàn thành chức năng khác
trong khuôn khổ của Công ước này mà Hội nghị các Bên tham gia giao cho.
1. Chức năng Ban thư ký tạm thời
do chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc đảm nhiệm cho đến khi kết thức
phiên họp đầu tiên của Hội nghị các Bên tham gia chiểu theo Ðiều 15.
2. Tại phiên họp đầu tiên, Hội
nghị các Bên tham gia sẽ chỉ định Ban thư ký trong số các tổ chức quốc tế có thểm
quyền hiện có, được đề nghị bảo đảm chức năng của Ban thư ký theo quy định của Công
ước này. Tại phiên họp này, Hội nghị các Bên tham gia cũng sẽ đánh giá phương cách
bà Ban thư ký lâm thời sẽ phải hoàn thành chức năng được giao phó, đặc biệt thể
theo đoạn 1 của Ðiều này, và Hội nghị sẽ quyết định có còn thích hợp để thực
hiện Công ước.
Ðiều 17. Bổ
sung công ước
1. Tất cả các Bên tham gia có
thể đề nghị bổ sung vào Công ước này và tất cả các Bên tham gia Nghị định thư
có thể bổ sung vào Nghị định thư này. Các bổ sung này phải thực sự chiếu cố tới
các kết quả xem xét về khoa học và kỹ thuật thích hợp.
2. Các điểm bổ sung vào Công ước
này phải được thông qua trong các phiên họp của Hội nghị các Bên tham gia.
Những điểm bổ sung vào Nghị định thư phải được thông qua trong các phiên họp
của các Bên tham gia Nghị định thư Văn bản của các điểm bổ sung vào Công ước
này hoặc các Nghị định thư, trừ trường hợp quy định khác của các Nghị định thư
đã nêu, phải được Ban thư ký thông báo cho các Bên tham gia ít nhất 6 tháng
trước cuộc họp thông qua các bổ sung ấy được tổ chức. Ban thư ký cũng thông báo
những điểm bổ sung này cho các Bên tham gia Công ước này để họ biết.
3. Các Bên tham gia không từ bỏ
bất cứ cố gắng nào để đạt tới sự thoả thuận bằng nhất trí về tất các điểm bổ
sung vào Công ước này. Nếu sau mọi cố gắng mà không đạt được sự nhất trí và
không đi đến thoả thuận thì điểm bổ sung này phải đưa ra bỏ phiếu thông qua với
đa số 3/4 các Bên tham gia có mặt tại Hội nghị và có tham gia bỏ phiếu và sau
đó người lưu chiểu phải chuyển cho các Bên tham gia để phê chuẩn, thông qua xác
nhận chính thức hoặc chấp nhận.
4. Thủ tục ở đoạn 3 trên đây
được áp dụng cho việc thông qua các điểm bổ sinh vào các Nghị định thư, và cần
đa số 2/3 các Bên tham gia Nghị định thư có mặt tại Hội nghị và tham gia bỏ
phiếu.
5. Các văn kiện phê chuẩn, thông
qua, xác nhận chính thức, hoặc chấp nhận các điểm bổ sung sẽ được lưu chiểu bên
cạnh người lưu chiểu. Các điểm bổ sung được thông qua thể theo các đoạn 3, 4
trên đây sẽ có hiệu lực giữa các Bên tham gia đã chấp nhận sau 90 ngày kể từ
khi người lưu chiểu nhận được Văn kiện phê chuẩn, thông qua xác nhận chính thức
hoặc chấp nhận các điểm bổ sung.
6. Thể theo Ðiều này, nhóm từ
"các Bên tham gia có mặt và bỏ phiếu" phải được hiểu là các Bên tham
gia có mặt và đã bỏ phiếu thuận hoặc chống.
Điều 18. Thông
qua và bổ sung các phụ bản
1. Các phụ bản của Công ước này
hoặc của các Nghị định thư liên quan là bộ phận không thể tách rời của Công ước
hoặc Nghị định thư đã nêu và trường hợp có quy định khác, mọi sự tham chiếu tới
Công ước này hay tới các Nghị định thư đã nêu là tham chiếu các phụ bản nêu
trên phải hạn chế trong các vấn để khoa học, kỹ thuật và hành chính.
2. Trừ khi có quy định khác
trong các Nghị định thư đối với các phụ bản, việc đề nghị thông qua và có hiệu
lực các phụ bản bổ sung vào Công ước hoặc Nghị định thư liên quan phải do các
thủ tục sau chỉ đạo:
a. Các phụ bản của Công ước này
và các Nghị định thư phải được đề nghị và thông qua thể theo thủ tục nêu ở các
đoạn 2, 3 và 4 của Ðiều 17.
b. Tất cả các Bên tham gia không
có điều kiện chấp nhận một phụ bản bổ sung vào Công ước này, hoặc vào một trong
số những Nghị định thư mà họ là một Bên tham gia phải thông báo bằng văn bản cho
người lưu chiểu trong vòng 6 tháng kể từ khi người lưu chiểu thông báo ngay cho
các Bên tham gia có thể bất cứ lúc nào chấp nhận một phụ bản mà họ đã tuyên bố
phản đối và phụ bản này sẽ có hiệu lực với Các phế thải khác này.
a. Hết thời hạn 6 tháng kể từ
khi người lưu chiểu thông báo, phụ bản có hiệu lực với tất cả các Bên tham gia
Công ước hoặc Nghị định thư liên quan nếu các Bên tham gia này không có thông
báo thể theo tiểu mục thư trên đây.
1. Việc đề nghị, thông qua và có
hiệu lực của các điều bổ sung vào phụ bản của Công ước này hoặc các Nghị định
thư liên quan phải qua các thủ tục như việc đề nghị, thông qua và có hiệu lực
của các phụ bản của Công ước hoặc các Nghị định thư liên quan. Các phụ bản và
các điều bổ sung vào phụ bản phải chiếu cố đến các kết quả xem xét khoa học và
kỹ huật thích hợp.
2. Nếu một phụ bản bổ sung hoặc
một điều bổ sung vào các phụ bản đưa đến việc cần phải có những bổ sung vào
công ước thì phụ bản bổ sung hoặc phụ bản sửa đổi chỉ có hiệu lực khi chính
điều bổ sung vào Công ước hoặc Nghị định thư liên quan có hiệu lực.
Ðiều 19. Việc
kiểm tra
Tất cả các Bên tham gia khi có
lý do để tin rằng một Bên tham gia khác hành động hoặc đã hành động vi phạm
nghĩa vụ do các điều khoản của Công ước quy định thì có thể báo cho Ban thư ký
và trong trường hợp này báo đồng thời và ngay lập tức trực tiếp hoặc qua Ban
thư ký, Bên tham gia là đối tượng của việc khuyến cáo. Mọi thông tin thích hợp
phái được Ban thư ký chuyển tới các Bên tham gia.
Ðiều 20. Giải
quyết tranh chấp
1. Nếu có sự tranh chấp giữa các
Bên tham gia về việc giải thích thực hiện hoặc tôn trọng Công ước này hoặc các
Nghị định thư liên quan thì các Bên cố gắng giải quyết bằng con đường thương
lượng hoặc bằng mọi biện pháp hoà bình khác do họ tự chọn.
2. Nếu các Biên liên quan không
thể giải quyết được sự tranh chấp bằng các biện pháp nêu ở đoạn 1 trên đây, thì
sự tranh chấp đó, nếu các Bên chấp nhận như vậy sẽ phải đưa ra toà án quốc tế
hoặc cơ quan trọng tài trong các điều kiện được quy định trong phụ bản VI về cơ
quan trọng tài thì họ phải có trách nhiệm tiếp tục tìm kiếm cách giải quyết các
tranh chấp theo các biện pháp nêu ở đoạn 1.
3. Trong khi phê chuẩn, chấp
thuận, thông qua hoặc xác nhận chính thức Công ước này hoặc gia nhập nó và mọi
thời gian sau đó tất cả các quốc gia hoặc các tổ chức nhất thể hoá về chính trị
hoặc kinh tế, có thể tuyên bố rằng họ thừa nhận như là nghĩa vụ bắt buộc không
cần thể thức và sự thoả thuận đặc biệt đối với tất cả các Bên tham gia chấp
nhận cùng nghĩa vụ ấy, việc đưa sự tranh chấp:
a. Ra toà án quốc tế, và hoặc :
b. Ra cơ quan trọng tài phù hợp
với các thủ tục nêu trong phụ bản VI.
Việc tuyên bố này phải được
thông báo bằng văn bản cho Ban thư ký. Ban thư ký sẽ thông báo lại cho các Bên
tham gia.
Ðiều 21. Ký
kết
Công ước này sẽ được tổ chức cho
các quốc gia, Namibia do Hội đồng các dân tộc Namibia đại diện và các tổ chức
nhất thể hoá chính trị và kinh tế ký ở Basel ngày 23-3-1989 tại Bộ Ngoại giao
Thuỵ Sĩ ở Berne từ 23-3 đến 30-6-1989 và ở trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York từ
1-7-1989 đến 22-3-1990.
Ðiều 22. Phê
chuẩn, chấp thuận, xác nhận chính thức hoặc thông qua
1. Công ước này phải được các
quốc gia và Namibia do Hội đồng dân tộc Namibia đân tộc Namibia đại diện, phê chuẩn, chấp thuận hoặc thông qua cũng như phải được các tổ chức nhất
thể hoá chính trị hoặc kinh tế xác nhận chính thức hoặc thông qua. Văn kiện phê
chuẩn, chấp thuận chính thức hoặc thông qua phải được người lưu chiểu cất giữ.
2. Tất cả các tổ chức nêu ở đoạn
1 trên đây trở thành Bên tham gia Công ước và mặc dù không có quốc gia nào của
tổ chức đó là 1 Bên tham gia cũng phải thực hiện tất cả nghĩa vụ ghi trong Công
ước. Khi một hoặc nhiều quốc gia thành viên của một trong số các tổ chức này là
các Bên tham gia Công ước, tổ chức đó và thành viện của tổ chức đó thoả thuận
về trách nhiệm riêng trong việc thực hiện các nghĩa vụ ghi trong Công ước.
Trong những trường hợp như vậy, tổ chức đó và các thành viên của nó không thể
cùng lúc hưởng quyền lợi ghi trong Công ước.
3. Trong các văn kiện xác nhận
chính thức hoặc thông qua của họ, các tổ chức nêu trong đoạn 1 trên đây, cần
chỉ rõ phạm vi quyền hạn trong các lĩnh vực do Công ước quy định. Các Tổ chức
này cũng thông báo mọi sự thay đổi quan trọng về phạm vi quyền hạn cho người
lưu chiểu và người lưu chiểu sẽ thông báo cho các Bên tham gia Công ước.
Ðiều 23. Gia
nhập
1. Tất cả các quốc gia, Namibia do Hội đổng dân tộc Namibia đại diện, các tổ chức nhất thể hoá chính trị hoặc kinh tế đều
được gia nhập Công ước này kể từ ngày ký kết không còn được tổ chức nữa. Các
văn kiện gia nhập phải được cất giữ bên cạnh người lưu chiểu.
2. Trong các văn kiện gia nhập
các tổ chức được nêu ở đoạn 1 trên đây phải chỉ rõ phạm vi quyền hạn trong các
lĩnh vực nêu trong Công ước. Các tổ chức này cũng thông báo cho người lưu chiểu
mọi sự thay đổi quan trọng thuộc phạm vi quyền hạn của ọ.
3. Các điều khoản của đoạn 2
Ðiều 22 được thực hiện cho các tổ chức nhất thể hoá chính trị hoặc kinh tế gia
nhập Công ước.
Ðiều 24. Quyền
bỏ phiếu
1. Ngoại trừ các điều khoản của
đoạn 2 dưới đây, mỗi Bên tham gia Công ước được quyền 1 phiếu.
2. Các tổ chức nhất thể hoá
chính trị hoặc kinh tế, thể theo các đoạn 3 Diều 22 và đoạn 2 Ðiều 23, để thực
hiện quyền bỏ phiếu trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của họ, được có số
lượng phiếu tương đương với số lượng các quốc gia thành viên là các Bên tham
gia Công ước hoặc các Nghị định thư thích hợp. Các tổ chức này không thực hiện
quyền bỏ phiếu nếu các quốc gia thành viên của nó tham gia bỏ phiếu và ngược
lại.
Ðiều 25. Hiệu
lực 1
1. Công ước này có hiệu lực sau
90 ngày kể từ ngày lưu chuyển văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, xác nhận chính
thức, thông qua hoặc gia nhập thứ 20.
2. Ðối với mỗi quốc gia, mỗi tổ
chức nhất thể hoá chính trị hoặc kinh tế phê chuẩn. chấp nhận, thông qua hoặc
xác nhận chính thức Công ước này hoặc gia nhập nó sau ngày lưu chiểu văn kiện
thứ 20 về phê chuẩn, chấp nhận thông qua, xác nhận chính thức hoặc gia nhập,
Công ước sẽ có hiệu lực 90 sau khi quốc gia đó hoặc tổ chức đó nộp lưu chiểu
các văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, thông qua, xác nhận chính thức hoặc gia
nhập.
3. Thể theo các đoạn 1 và 2 trên
đây, không một văn kiện nào do các tổ chức nhất thể hoá chính trị hoặc kinh tế
nộp lưu chiểu lại được coi và văn kiện bổ sung cho các văn kiện mà các quốc gia
thành viên của tổ chức này đã nộp lưu chiểu.
Ðiều 26.
1. Không được bảo lưu hoặc bãi
bỏ nào được thực hiện đối với Công ước này.
2. Ðoạn 1 của Ðiều này không
ngăn cản một quốc gia hoặc 1 tổ chức nhất thể hoá kinh tế hoặc chính trị trong
khi ký, phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua hoặc xác nhận chính thức Công ước
này hoặc gia nhập được tuyên bố hoặc trình bày, dù tên gọi thế nào, sẽ làm hài
hoà luật pháp và thể lệ của mình với các điều khoản của Công ước này, với các
điều kiện là những tuyên bố hoặc trình bày này không nhằm huỷ bỏ hoặc thay đổi
hiệu lực pháp lý của các điều khoản của Công ước áp dụng với quốc gia đó.
Ðiều 27. Từ
bỏ công ước
1. Sau thời hạn 3 năm kể từ ngày
Công ước này có hiệu lực đối với 1 Bên tham gia, Bên tham gia này bất cứ lúc
nào cũng có thể từ bỏ việc tham gia Công ước bằng cách thông báo bắng văn bản
cho người lưu chiểu.
2. Việc từ bỏ tham gia Công ước
sẽ có hiệu lực sau 1 năm kể từ ngày người lưu chiểu nhận được thông báo hoặc
bất cứ ngày nào sau đó đã được nêu trong thông báo.
Ðiều 28. Người
lưu chiểu
Tổng thư ký liên hợp quốc là
người lưu chiểu công ước này và các nghị ðịnh thư liên quan.
Ðiều 29. Các
văn bản bằng tiếng Anh, ả Rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Nga của Công ước
này đều có giá trị như nhau.
Ðể làm tin, những người có tên
dưới đây là đại diện có đầy đủ uỷ quyền các ký Công ước này.
PHỤ LỤC 1
CÁC LOẠI PHẾ THẢI PHẢI KIỂM SOÁT
Nguồn phế thải
Y1 Phế thải y tế từ bệnh viện,
trung tâm y tế, trạm xá.
Y2 Phế thải từ sản xuất và pha
chết các sản phẩm dược
Y3 Phế thải từ thuốc và sản phẩm
dược
Y4 Phế thải từ việc sản xuất,
pha chế và sử dụng các loại thuốc diệt sinh vật thiocidet và sản phẩm thuốc
chữa bệnh cho cây trồng phytopharamaceutique
Y5 Phế thải từ việc sản xuất,
pha chế và sử dụng các loại thuốc để bảo vệ gỗ
Y6 Phế thải từ việc sản xuất,
pha chế và sử dụng các chất dung môi hữu cơ
Y7 Phế thải rắn từ việc xử lý
bằng độ nóng hoặc bằng độ lạnh.
Y8 Phế thải dầu mỏ không dùng
được vào dự tính ban đầu.
Y9 Hoá hợp hoặc pha trộn dầu
nước hoặc hydrocarbure/nước.
Y10 Tính chất hoặc các sản phẩm
chứa đựng, hoặc nhiễm các chất diphényles, Polyclorés (PCB), terphényles
polyclorés (PCT) hoặc diphénylés polybromés (PBB).
Y11 Phế thải có mùi hắc từ sự
lọc, sự chưng cất hoặc từ các hoạt động, phân tích thành phần khác bằng hơi
nóng.
Y12 Phế thải từ việc sản xuất,
pha chế và sử dụng mực, chất keo, các sắc tố, sơn, sơn mài hoặc vecni.
Y13 Phế thải từ việc sản xuất,
pha chế và sử dụng nhựa thông, các loại nhựa cây, keo dán, hồ dán, chất dính.
Y14 phế thải từ các chất hoá học
không xác định được, và hoặc mới sinh sản từ các hoạt động nghiên cứu, phát
triển hoặc giảng dạy mà người ta chưa rõ tác hại đối với con người và/ hoặc đối
với môi trường.
Y15 Phế thải có tính chất dễ nổ
không chịu sự kiểm soát của các luật lệ khác.
Y16 Phế thải từ sản xuất, pha
chế và sử dụng các sản phẩm và vật liệu về nhiếp ảnh.
Y17 Phế thải từ việc xử lý bề
mặt kim loại và vật liệu nhựa.
Y18 Phế thải còn lại sau khi
thực hiện công việc tiêu huỷ các phế thải công nghiệp.
Phế thải có chứa 1 trong các
thành phần sau
Y19 Kim loại carbonyles.
Y20 Béryllium, có thành phần Béryllium.
Y21 có thành phần Chrom sáu giá
trị (Cr.6)
Y22 Có thành phần đồng
Y23 Có thành phần thiếc
Y24 Arcénic, có thành phần
Arcénic
Y25 Sélénium, có thành phền
Sélénium
Y26 Cadmium, có thành phần
Cadmium
Y27 Antimoine, có thành phền
Antimoine
Y28 Tellure, có thành phần
Tellure
Y29 Thuỷ ngân, có thành phần
thuỷ ngân
Y30 Thallium, có thành phần
Thllium
Y31 Plomb, có thành phần Plomb
Y32 Có thành phần vô cơ, fluor,
trừ fluor de alcium
Y33 Muối vô cơ
Y34 Dung dịch a-xít hoặc a-xit
dưới thể rắn
Y35 Dung dịch kiềm hoặc kiềm
dưới thể rắn
Y36 Chất Amiante hoặc kiềm dưới
thể rắn
Y36 Chất Amiante (bột hoặc dây)
Y37 Có thành phần phốt pho hữu
cơ
Y38 Muối hữu cơ
Y39 Phénols, có thành phần
phénols hoặc gồm Chlorophémols.
Y40 Ethen (£-te)
Y41 Dung môi hữu cơ halogène
Y42 Dung môi hữu cơ mà không
phải là dung môi halogène.
Y43 tất cả sản phẩm thuộc họ
Dibenzofurannes polycloré.
Y44 Tất cả sản phẩm thuộc họ
Dibenzofurannes polycloré.
Y45 Có thành phần halogène hữu
cơ ngoài những chất đã được nêu trong phụ lục này (chẳng hạn các chất Y39, Y41,
Y42, Y43, Y44).
PHỤ LỤC 2
CHỦNG LOẠI PHẾ THẢI YÊU CẦU SỰ KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
Y46 Phế thải nội trợ gom lại
Y47 Phế thải còn lại sau khi đốt
các phế thải nội trợ.
PHỤ LỤC 3
DANH SÁCH CÁC ĐẶC TÍNH NGUY HIỂM
Loại ONU(1)/Mã số/Tính chất
1 /Hệ thống/Vật liệu dễ nổ
Một vật liệu hoặc một phế thải
nổ là một loại vật liệu (hoặc hỗn hợp vật liệu) rắn hoặc lỏng, bản thân nó có
thể do tác động hoá học, tạo ra các loại khí ga mà ở một nhiệt độ nhất định, áp
suất nhất định và độ nhanh nhất định gây ra thiệt hại cho môi trường.
-------------
1. Cách xếp số thứ tự này
tương ứng với hệ thống xếp loại nguy hiểm đã được thông qua trong các khuyến
nghị của Liên Hợp Quốc về vận chuyển các hàng hoá nguy hiểm (ST/SG/AC 10/1/Rev
5 Nation Unies, New York, 1988).
3/H3/ Vật liệu dễ cháy
Chất lòng dễ cháy là các chất
lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa các chất rắn có thể tan hoặc không
tan (sơn, vécni, sơn mài... chẳng hạn, tuy nhiên phải không tính các vật liệu
hoặc các phế thải đã được xếp loại o nơi khác vì tính nguy hiểm), các chất đó
có thể tạo ra các loại hơi nước dễ cháy ở nhiệt độ không quá 60,5oC ở trong nồi
hơi kín hoặc 65,5oC ở trong nồi hơi hở. (Bởi vì các kết quả của nhiều thử
nghiệm trong nồi hơi hở và nồi hơi kín không nhất thiết hoàn toàn giống nhau và
các kết quả của nhiều thử nghiệm được tiến hành cùng phương pháp, thường xuyên
khác nhau, vì vậy các quốc gia không dùng các con số trên đây làm cơ sở là để
hiếu cố tới sự khác nhau đó, là phù hợp với tinh thần của định nghĩa này).
4.1/H4.1/ Vật liệu rắn dễ cháy
Các vật liệu rắn hoặc phế thải
của vật liệu rắn dễ cháy là các vật liệu rắn ngoài những vật liệu đã được xếp
vào loại vật liệu dễ nổ và bốc cháy dễ dàng hoặc gây ra cháy do bị cọ sát trong
quá trình vận chuyển.
4.1/H4.2/ Vật liệu có thể bốc
cháy bất thình lình.
Vật liệu hoặc phế thải có thể tự
nóng lên bất thình lình trong điều kiện vận chuyển bình thường hoặc tự nóng lên
do tiếp xúc với không khí và lúc đó có thể tự nó bốc cháy.
4.3/H4.3/ Vật liệu hoặc phế thải
khi tiếp xúc với nước thì tạo ra khí cháy. Vật liệu hoặc phế thải, do phản ứng
với nước có khả năng cháy bất thình lình hoặc tạo ra khí cháy với số lượng nguy
hiểm.
5.1/H5.1/ Vật liệu là nguyên
liệu đốt cháy.
Vật liệu hoặc phế thải, không
phải lú nào cũng là nguyên liệu đốt cháy, nhưng nói chung khi tiếp xúc với Oxy
có thể gây ra hoặc tạo thuận lợi cho việc đốt cháy các vật liệu khác.
5.2/H5.2/ Peroxyde hữu cơ
Chất hữu cơ hoặc phế thải có kết
cấu hai -O-O- là những chất không ổn định về nhiệt độ, có thể bị phân huỷ tạo
nhiệt nhanh.
6.1/H6.1/ Ðộc tốc (cấp tính).
Vật liệu hoặc phế thải có thể
gây tử vong, thiệt hại trầm trọng hoặc huỷ hoại sức khoẻ con người.
6.2/H6.2/ Vật liệu gây bệnh
Vật liệu hoặc phế thải chứa các
vi sinh vật sống hoặc độc tố của nó mà người ta biết hoặc có lý do để tin rằng
nó gây bệnh cho gia súc hoặc cho con người.
8/H8/ Vật liệu ăn mòn.
Vật liệu hoặc phế thải, bằng
phản ứng hoá học có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho các vật sống àm nó tiếp
xúc hoặc trong những trường hợp dò rĩ, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng, thậm
chí phá huỷ các hàng hoá khác được vận chuyển hoặc các phương tiện vận chuyển
và còn có thể chứ đựng các nguy hiểm khác.
9/H10/ Vật liệu giải phóng các
khi độc, khi tiếp xúc với không khí ở mặt nước.
Vật liệu phế thải, do tiếp xúc
với không khi hoặc nước, có khả năng sinh sản ra khí độc với số lượng nguy hiểm.
9/H11/ Chất độc 9tác hại khác
hoặc kinh niên).
Vật liệu hoặc phế thải có thể
gây tác hại khác nhau hoặc kinh niên, hoặc gây ung thư do ăn phải, hít thở phải
hoặc ngấm vào da.
9/H12/ Vật liệu gây độc hại cho
hệ sinh thái.
Vật liệu hoặc phế thải, nếu bị
vứt bừa bãi, sẽ gây ra hoặc có nguy cơ gây ra tác động hại trước mắt hoặc sau
này đối với môi trường.
9/H13/ Vật liệu sau khi tiêu huỷ
có khả năng tạo ra, bằng bất cứ cách nào, một tính chất khác, chẳng hạn như một
loại sản phẩm dùng để tẩy rửa và có một trong những đặc tính nêu trên.
Thí nghiệm
Những nguy hiểm mà một số loại
chất thải có thể gây ra thì chưa được biết rõ lắm; không có thí nghiệm đánh giá
mức độ của các nguy hiểm đó. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng là cần thiết nhằm xây
dựng biện pháp để đặc tính hoá những nguy hiểm mà các loại phế thải này có thể
gây ra đối với con người và môi trường. Những thí nghiệm theo tiêu chuẩn hoá đã
được hệ thống lại đối với các tính chất và vật liệu nguyên chất.
Nhiều nước cũng đã được xây dựng
các trung tâm thí nghiệm quốc gia mà người ta có thể áp dụng đối với các vật
liệu cần tiêu huỷ theo biện pháp ghi trong phụ lục III của Công ước để quyết
định xem các vật liệu này có một trong những đặc tính nào đó đã nêu trong công
ước này.
PHỤ LỤC 4
CÔNG VIỆC TIÊU HUỶ
A. CÔNG VIỆC TIÊU HUỶ KHÔNG XUẤT
PHÁT TỪ KHẢ NĂNG CÓ THỂ THU NHẶT LẠI ĐỂ TÁI CHẾ ĐỂ SỬ DỤNG LẠI, DÙNG LẠI TRỰC
TIẾP HOẶC DÙNG LẠI DƯỚI DẠNG KHÁC NHAU.
Phần A này hệ thống lại tất cả
các công việc tiêu huỷ phế thải theo thông lệ.
D1 Ðồ phế thải ở trên hoặc trong
lòng đất (chẳng hạn như đồ tự nhiên)
D2 Xử lý nơi đất liền (chẳng hạn
đồ phế thải lòng hoặc bùn tự tiêu huỷ trong đất).
D3 Chôn sâu (chẳng hạn như các
phế thải có thể được bơm vào các giếng, lỗ hổng của địa tầng...)
D4 Ðổ xuống các chỗ (chẳng hạn
đổ cá phế thải lỏng hoặc dạng bùn xuống các giếng, hồ ao, thung lũng).
D5 Ðổ phế thải có sự quản lý đặc
biệt (chẳng hạn cho vào các thùng không thấm nước, đậy kín và để thùng nọ riêng
với thùng kia và cách môi trường bên ngoài...)
D6 Ðổ xuống nơi có nước (không
phải nhấn chìm xuống biển).
D7 Nhấn chìm xuống biển (kể cả
việc chôn xuống lòng biển)
D8 Xử lý bằng sinh học không
theo quy định trong phụ bản này đưa đến những thành phần hoặc hợp chất sẽ được
tiêu huỷ theo một trong những biện pháp nêu ở mục A này.
D9 Xử lý bằng phương pháp lý hoá
theo quy định trong phụ bản này, đưa đến các thành phần hoặc hợp chất sẽ được
tiêu huỷ theo một trong những biện pháp nêu ở mục A này (chẳng hạn như làm hơi,
phơi khô, đốt thành than, trung tính hoá, làm đông đặc...)
D10 Ðốt trên đất liền
D11 Ðốt trên biển
D12 Cất giữ vĩnh viễn (chẳng hạn
đặt các container phế thải trong một lòng mỏ)
D13 Tập hợp lại trước khi tiêu
huỷ theo một trong các phương pháp nêu tại điểm A.
D14 Xử lý lại trước khi tiêu huỷ
theo một trong các phương pháp nên tại phần A.
D15 Tàng trữ lại trước khi tiêu
huỷ theo một trong các biện pháp nêu tại phần A.
B. CÔNG VIỆC TIÊU HUỶ XUẤT PHÁT
TỪ KHẢ NĂNG CÓ THỂ THU NHẶT LẠI, TÁI CHẾ, SỬ DỤNG LẠI, SỬ DỤNG LẠI TRỰC TIẾP
HOẶC SỬ DỤNG LẠI DƯỚI CÁC DẠNG KHÁC NHAU.
Phần B này hệ thống tất cả các
công việc tiêu huỷ liên quan đến các vật liệu được coi hoặc được xác định về
mặt luật pháp là những phế thải nguy hiểm và các loại vật liệu không thuộc một
trong những loại được tiêu huỷ được nêu trong mục A.
R1 Sử dụng như là chất đốt
(không phải là đốt trực tiếp) hoặc bằng các phương tiện khác để sản xuất năng
lượng.
R2 Thu hồi hoặc làm tái sinh các
chất dung môi (solvants)
R3 Trái tế hoặc thu hồi các chất
hữu cơ chưa được dùng làm chất dung môi.
R4 Tái chế hoặc thu hồi các loại
kim loại hoặc thành phần kim loại.
R5 Tái chế hoặc thu hổi các vật
liệu vô cơ.
R6 Làm tái sinh a-xít hoặc chất
kiềm (ba zơ)
R7 Thu hồi các sản phẩm dùng để
phá huỷ các chất gây ô nhiễm.
R8 Thu hồi các sản phẩm từ các
chất xúc tác.
R10 Rải xuống đất để phục vụ cho
nông nghiệp và sinh thái.
R11 Sử dụng các vật liệu thừa
thu được từ một trong các công việc từ R1 đến R10.
R12 Trao đổi các phế thải để xử
lý theo một trong các loại công việc từ R1 đến R11.
R13 dự trữ các vật liệu để xử lý
theo một trong những các loại công việc nêu trong phần B.
PHỤ LỤC 5A
NHỮNG THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP KHI THÔNG BÁO
1 Lý do xuất khẩu phế thải.
2. Người xuất khẩu phế thải (1)
3. Người (hoặc những người sản
xuất phế thải và noi sản sinh(1)
4 Người tiêu huỷ các phế thải và
nơi tiêu huỷ phế thải(1)
5. Người (hoặc những người)
chuyên chở phế thải hoặc những người cụ thể (khi đã biết)(1)
6 Nước xuất khẩu phế thải
7. Nước quá cảnh được dự kiến
Cơ quan có thểm quyền (2)
8. Nước nhập khẩu phế thải phải
Cơ quan có thẩm quyền (2)
9. Thông báo chung hoặc thông
báo duy nhất.
10. Ngày dự kiến chuyển giao,
thời hạn của việc xuất khẩu phế thải và đường đi dự kiến, (nhất là những cửa
cửa nguy hiểm và cửa khẩu xuất) (3)
11 Phương tiện vận chuyển (đường
bộ, đường sắt, đường biển, đường không, đường nội thủ...)
12. Những thông tin về bảo hiểm.
(4)
13 Tên gọi và mô tả vật chất phế
thải, bao gồm cả số H và số ONU, cấu tạo phế thải (5) và những thông tin về tất
cả cơ cấu đặc biệt liên quan đến điều hành, nhất là những biện pháp khẩn cấp
trong trường hợp bị tai nạn.
14. Loại dụng cụ chứa đựng
(không đóng gói, đựng trong thùng gỗ hoặc đừng trong thùng sắt đậy kín).
15 Khối lượng ước tính về trọng
lượng và khối lượng. (6)
16 Quá trình đưa đến phế thải.(7)
17 Ðối với các phế thải nêu ở
phụ bản I, việc xếp loại ở phụ bản III, đặc tính nguy hiểm, số H, loại của ONU>
18 Thể thức tiêu huỷ theo phụ
bản IV.
19 Tuyên bố (lời khai) của người
sản xuất hoặc người xuất khẩu xác nhận sự chính xác của các thông tin.
20 Những thông tin (gồm mô tả
thiết bị) do người tiêu huỷ phế thải thông báo cho người xuất khẩu hoặc cho
người sản xuất phế thải và dựa trên thông báo đó người tiêu huỷ phế thải có đầy
đủ cơ sở để cho rằng không có lý do gì để tin rằng phế thải không được quản lý
theo phương pháp thích hợp với sinh thái phù hợp với luật pháp và quy định của
nước nhập khẩu.
21 Tin tức liên quan đến hợp
đồng ký kết giữa người xuất khẩu và người tiêu huỷ.
Ghi nhớ
(1): Tên và địa chỉ đầy đủ, số
điện thoại, telex, fax, cũng như Tên, địa chỉ, số điện thoại, telex, fax của
người cần liên hệ.
(2): Tên, địa chỉ đầy đủ, số
điện thoại, telex, fax.
(3): Trong trường hợp thông báo
chung cho nhiều lần chuyển giao, chỉ rõ ngày tháng vận chuyển, hoặc nếu chưa
biết ngày vận chuyển thì thông báo nhịp độ vận chuyển.
(4): Thông báo về các điều kiện
liên quan đến bảo hiểm và về cách thức mà người xuất khẩu, người vận chuyển và
người tiêu huỷ phế thải phải hoàn thành.
(5): Nói rõ thực chất và việc
tập trung các thành phần nguy hiểm về mặt độc hại và các nguy hiểm khác cho
việc xử lý cũng như việc tiêu huỷ.
(6): Trong trường hợp thông báo
chung cho nhiều lần chuyển giao, chỉ rõ số lượng tổng cộng cho mỗi lần.
(7): Trong khuôn khổ mà những
thông tin này cần thiết cho việc đánh giá sự nguy hiểm và xác định giá trị của
việc thực hiện tiêu huỷ.
PHỤ LỤC 5B
NHỮNG THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP TRONG GIẤY TỜ VẬN CHUYỂN
1. Người xuất khẩu phế thải (1)
2. Người sản xuất phế thải và
nơi sản xuất (1)
3. Người tiêu huỷ phế thải và
nơi tiêu huỷ (1)
4. Người vận chuyển phế thải
hoặc cơ quan vận chuyển (1)
5. Chủ đề thông báo chung hay
thông báo riêng biệt.
6. Ngày xuất phát việc chuyên
chở phế thải và ngày ký nhận phế thải (do những người có trách nhiệm)
7. Phương tiện vận tải (đường
bộ, đường sắt, đường nội thuỷ, đường biển, đường không) gồm của nước xuất khẩu,
nước quá cảnh, nước nhập khẩu cũng như các cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh nếu
biết trước.
8. Mô tả chung về phế thải (tình
trạng vật chất, tên gọi chính xác và loại gửi đi dưới ký hiệu ONU, số ONU, số Y
và số H nếu có).
9. Thông tin về các điều khoản
đặc biệt liên quan tới việc xử lý, bao gồm cả biện pháp can thiệp khi xảy ra
tai nạn.
10. Thể loại và số lượng kiện,
gói.
11. Số lượng về trọng lượng cũng
như về khối lượng.
12. Tuyên bố của người sản xuất
hoặc người xuất khẩu xác nhận độ chính xác của các thông tin.
13. Tuyên bố của người sản xuất
hoặc người xuất khẩu xác nhận không có sự phản đối của các cơ quan có thầm quyền
của các quốc gia liên quan là Bên tham gia Công ước.
14. Xác nhận của người tiêu huỷ
về việc đã tiếp nhận vào cơ sở tiêu huỷ đã được chỉ định và chỉ rõ biện pháp
tiêu huỷ và người dự kiến tiêu huỷ.
Ghi chú
Các tin tức cần cung cấp về giấy
tờ vận chuyển, trong điều kiện có thể, phải được tập hợp trong cùng văn bản với
các thông tin do thể lệ vận chuyển đòi hỏi. Trong trường hợp không thể có được
những thông tin do thể lệ vận chuyển đòi hỏi. Giấy tợ vận chuyển sẽ bao hàm
những chỉ thị về người có đủ tư cách cung cấp thông tin và điền vào mẫu các tờ
khai.
(1) Tên và địa chỉ đầy đủ, số
điện thoại, telex, fax cũng như tên, địa chỉ, và số điện thoại, telex, fax của
người cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
PHỤ LỤC 6
TRỌNG TÀI
Ðiều 1. Ngoại trừ những quy
định trái với thoả thuận ghi trong Ðiều 20 của Công ước này, thủ tục về trọng tài
được thực hiện theo các điều khoản ghi trong các điều từ 2 đến 10 dưới đây.
Ðiều 2. Bên khởi tố thông
báo cho Ban thư ký rằng các Bên tham gia đã thoả thuận đưa tranh chấp ra cơ
quan trọng tài phù hợp với đoạn hai hoặc đoạn ba của Ðiều 20 của Công ước, bằng
cách chỉ rõ rằng các điều khoản của Công ước mà việc giải thích và áp dụng đã
bị vi phạm. Ban thư ký thông báo những thông tin đó đúng như họ đã nhận được
cho các Bên tham gia.
Ðiều 3. Toà án trọng tài
gồm 3 thành viên. Mỗi Bên tham gia có tranh chấp cử một trọng tài và 2 trọng
tài đã được chỉ định, thoả thuận với nhau cử một trọng tài thứ 3 và người này
giữ chức chủ tịch của toà án. Người trọng tài thứ 3 không được là công dân một
rong các Bên tham gia Công ước, cũng không sống thường trực trên lãnh thổ của
một trong các Bên tham gia, cũng không phải là người đã phục vụ (làm việc) cho
một trong những Bên tham gia, cũng không giữ chức vụ gì trong vụ tranh chấp này.
Ðiều 4.
1. Nếu trong thời hạn 2 thánh kể
từ khi chỉ định được người trọng tài thứ 2, mà Chủ tịch toà án chưa được chỉ
định, thì Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ tiến hành chỉ định Chủ tịch toà án theo
yêu cầu của một trong các Bên tham gia cũng trong thời hạn là 2 tháng.
2. Nếu trong thời hạn 2 tháng
sau khi nhận được yêu cầu, một trong các Bên tham gia có tranh chấp không cử
trọng tài, Bên tham gia kia có thể yêu cầu Tổng thư ký ;1 chỉ định Chủ tịch cơ
quan trọng tài trong thời hạn hai tháng. Ngay khi được cử làm Chủ tịch, Chủ
tịch toà án trọng tài yêu ầu Bên tham gia chưa cử trọng tài phải tiến hành cử
trọng tài trong vòng hai tháng. Quá thời hạn trên, Chủ tịch toà án trọng tài
yêu cầu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc chỉ định người trọng tài nói trên trong thời
hạn 2 tháng.
Ðiều 5. Toà án tuyên án
phù hợp luật pháp quốc tế và các điều khoản của Công ước này.
Mọi toà án được thành lập theo
các điều khoản của phụ bản này từ xây dựng thể lệ riêng cho họ.
Ðiều 6. Các quyết định
của toà án trọng tài về mặt thủ tục cũng như về mặt nội dung phải được thông
qua bằng đa số tổng thành viên của nó.
Toà án có thể sùng mọi biện pháp
thích hợp để xây dựng sự việc. Toà án theo yêu cầu của một trong các Bên tham
gia, có thể khuyến nghị những biện pháp bảo vệ cần thiết.
Các Bên tham gia trong vụ tranh
chấp sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cần thiết cho việc tiến hành vụ án.
Sự vắng mặt hoặc không có đại
diện của một Bên tham gia không cản trở quá trình tiến hành xử án.
Ðiều 7. Toà án có thể
biết và quyết định về những yêu cầu làm giảm tác động trực tiếp liên quan đến
đối tượng của sự tranh chấp.
Ðiều 8. Ngoại trừ việc
toà án quyết định khác do điều kiện đặc biệt của sự việc, các chỉ tiêu cho toà
án, gồm cả tiền thù lao cho các thành viên của mình sẽ chia đều cho các Bên
tham gia trong vụ tranh chấp. Toà án sẽ thanh toán tất cả các chi tiêu và sẽ
cung cấp 1 quyết toán cuối cùng cho các Bên tham gia.
Ðiều 9. Về đối tượng của
vụ tranh chấp, tất cả các Bên tham gia nếu thấy quyết định của toà án ảnh hưởng
tới quyền lợi về mặt pháp lý thì có thể có can thiệp về thủ tục, với sự đồng ý
của toà án.
Ðiều 10.
1. Toà án phải tuyên án trong
thời hạn 5 tháng kể từ ngày nó được thành lập, trừ khi toà án thấy cần thiết
phải kéo dài thời hạn này một thời gian không được quá 5 tháng nữa.
2. Tuyên án của toà án trọng tài
là phải có căn cứ. án đó là vĩnh viễn và bắt buộc đối với mọi Bên tham gia tranh
chấp.
3. Mọi tranh chấp có thể nảy
sinh giữa các Bên tham gia về việc giải thích và thực hiện bản án đều có thể
được một trong hai Bên tham gia đệ trình toà án trọng tài đã thông qua bản án
đó hoặc nếu không thể đưa ra toà án đó được thì đưa ra một toà án khác được lập
ra để giải quyết việc này theo thủ tục như đã thành lập toà án đầu tiên.