Công ty tài chính được bảo lãnh đối với khách hàng là cá nhân không cư trú tại Việt Nam hay không?
Công ty tài chính được bảo lãnh đối với khách hàng là cá nhân không cư trú tại Việt Nam không?
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú và phải đáp ứng một trong những yêu cầu sau (khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài không phải đáp ứng yêu cầu này):
a) Khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư hoặc dưới hình thức đầu tư khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư;
b) Khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh hoặc có bảo đảm đủ 100% giá trị bảo lãnh bằng tài sản của khách hàng gồm số dư tiền gửi tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh và chứng chỉ tiền gửi của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh;
c) Bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
...
Như vậy, như vậy công ty tài chính không được bảo lãnh cho cá nhân không cư trú tại Việt Nam. Chỉ được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú. Tuy nhiên, tổ chức đó phải đáp ứng các điều kiện nhất định thì mới được công ty tài chính thực hiện bảo lãnh.
Công ty tài chính được bảo lãnh đối với khách hàng là cá nhân không cư trú tại Việt Nam hay không? (hình từ internet)
Công ty tài chính có bắt buộc phải lập thỏa thuận cấp bảo lãnh với bên bảo lãnh đối ứng khi bảo lãnh đối ứng không?
Theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Thỏa thuận cấp bảo lãnh
1. Để cấp bảo lãnh cho khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng lập thỏa thuận cấp bảo lãnh. Trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng thì bên bảo lãnh không bắt buộc phải lập thỏa thuận cấp bảo lãnh với bên bảo lãnh đối ứng.
2. Thỏa thuận cấp bảo lãnh phải có các nội dung sau:
a) Pháp luật áp dụng. Trường hợp không quy định cụ thể pháp luật áp dụng thì được hiểu các bên thỏa thuận áp dụng theo pháp luật Việt Nam;
b) Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
c) Nghĩa vụ được bảo lãnh;
d) Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
đ) Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh;
e) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
g) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
h) Phí bảo lãnh;
i) Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
k) Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh;
l) Giải quyết tranh chấp phát sinh;
m) Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
3. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp bảo lãnh đối ứng thì công ty tài chính không bắt buộc phải bắt buộc phải lập thỏa thuận cấp bảo lãnh với bên bảo lãnh đối ứng.
Quyền của công ty tài chính khi thực hiện bảo lãnh ngân hàng là gì?
Theo Điều 27 Thông tư 11/2022/TT-NHNN thì quyền của công ty tài chính khi thực hiện bảo lãnh như sau:
- Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh.
- Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh thực hiện xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho bên được bảo lãnh.
- Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).
- Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh (nếu cần).
- Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
- Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt.
- Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hợp lệ hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ, tài liệu xuất trình là giả mạo.
- Yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
- Hạch toán ghi nợ đối với số tiền trả thay cho bên được bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh ngân hàng) ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; hoặc bên bảo lãnh đối ứng (trong trường hợp bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng) ngay khi bên bảo lãnh đối ứng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.
- Yêu cầu thành viên đồng bảo lãnh khác hoàn trả số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh tương ứng theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thỏa thuận trong trường hợp thành viên làm đầu mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng bảo lãnh.
- Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
- Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.
- Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
- Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?