Công ty sử dụng 1 người lao động nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và muốn tuyển dụng thêm người lao động nước ngoài cùng chức danh thì làm Mẫu 01/PLI hay Mẫu 02/PLI?
- Người lao động nước ngoài kết hôn với người Việt Nam thì công ty có cần thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài hay không?
- Công ty sử dụng 1 người lao động nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và muốn tuyển dụng thêm người lao động nước ngoài cùng chức danh thì sẽ làm Mẫu 01/PLI hay Mẫu 02/PLI?
- Doanh nghiệp có được áp dụng một số quy định của Bộ luật Lao động đối với người làm việc không có quan hệ lao động hay không?
Người lao động nước ngoài kết hôn với người Việt Nam thì công ty có cần thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài hay không?
Người lao động nước ngoài kết hôn với người Việt Nam thì công ty có cần thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP về sử dụng người lao động nước ngoài như sau:
Sử dụng người lao động nước ngoài
1. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
…
b) Trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động và các khoản 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều 7 Nghị định này thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 8 Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 về Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
…
8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, công ty không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với người lao động nước ngoài kết hôn với người Việt Nam.
Công ty sử dụng 1 người lao động nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và muốn tuyển dụng thêm người lao động nước ngoài cùng chức danh thì sẽ làm Mẫu 01/PLI hay Mẫu 02/PLI?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP về sử dụng người lao động nước ngoài như sau:
Sử dụng người lao động nước ngoài
1. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
a) Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài về vị trí, chức danh công việc, hình thức làm việc, số lượng, địa điểm thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
Như vậy, có thể thấy rằng, công ty sẽ áp dụng Mẫu 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP để giải trình cho vị trí công việc có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Bởi, như đã phân tích ở trên mặc dù công ty đã sử dụng 01 người lao động nước ngoài nhưng do người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam nên công ty không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Hay nói cách khác, công ty chưa bao giờ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo về việc chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài.
Doanh nghiệp có được áp dụng một số quy định của Bộ luật Lao động đối với người làm việc không có quan hệ lao động hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 về Chính sách của Nhà nước về lao động như sau:
Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
Theo đó, doanh nghiệp được áp dụng một số quy định của Bộ luật Lao động 2019 đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về sức khỏe tinh thần lớp 12? Mẫu viết đoạn văn về tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần?
- Thủ tục khen thưởng tập thể có thành tích về Dân quân tự vệ theo Quyết định 163 thực hiện như thế nào?
- Hóa vàng mùng 3 Tết 2025 giờ nào đẹp? Giờ hóa vàng ngày mùng 3 Tết 2025? Người dân được đốt vàng mã hay không?
- Du xuân là gì? Du xuân đầu năm là gì? Mùng 1 Tết Âm lịch năm Ất Tỵ đã bước sang tháng 2 dương lịch chưa?
- Năm cá nhân số 7 năm 2025? Ý nghĩa năm cá nhân số 7 năm 2025 là gì? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?