Công ty Quản lý tài sản có Tổng giám đốc không? Cơ cấu hoạt động và nguồn vốn hoạt động của Công ty Quản lý tài sản được quy định như thế nào?
Công ty Quản lý tài sản có vị trí Tổng Giám đốc không?
Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản
Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 1459/QĐ-NHNN năm 2013 về việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, cơ cấu tổ chức của Công ty Quản lý tài sản gồm:
(1) Công ty Quản lý tài sản có trụ sở chính đặt tại số 22 Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
(2) Công ty Quản lý tài sản được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố lớn trực thuộc Trung ương sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.
(3) Bộ máy quản lý của Công ty Quản lý tài sản bao gồm Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc.
Căn cứ quy định trên, Tổng Giám đốc là một vị trí bắt buộc trong bộ máy hoạt động của Công ty Quản lý tài sản theo quy định pháp luật hiện hành.
Hoạt động quản lý, điều hành Công ty Quản lý tài sản được quy định như thế nào?
Việc quản lý, điều hành Công ty Quản lý tài sản được quy định cụ thể tại Điều 5 Quyết định 1459/QĐ-NHNN năm 2013 như sau:
(1) Hội đồng thành viên có không quá 07 thành viên, bao gồm Chủ tịch và một số thành viên. Hội đồng thành viên có Văn phòng giúp việc.
(2) Ban Kiểm soát có không quá 03 thành viên, bao gồm Trưởng ban và một số thành viên.
(3) Tổng giám đốc. Giúp việc cho Tổng giám đốc có một số Phó Tổng giám đốc và Bộ máy giúp việc. Bộ máy giúp việc Tổng giám đốc bao gồm các Ban sau đây:
a) Ban Hành chính - Nhân sự;
b) Ban Mua bán xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng nhà nước;
c) Ban Mua bán xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng cổ phần;
d) Ban Tài chính - Kế toán;
đ) Ban Công nghệ thông tin;
e) Ban Pháp chế;
g) Ban Kiểm tra - Giám sát.
(4) Quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty Quản lý tài sản.
(5) Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng giúp việc Hội đồng thành viên và Bộ máy giúp việc Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên quyết định.
(6) Việc bổ sung, thay đổi Bộ máy giúp việc Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên quyết định sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.
Công ty Quản lý tài sản cần đảm bảo hoạt động theo quy định về quản lý, điều hành cụ thể nêu trên.
Vốn hoạt động của Công ty Quản lý tài sản gồm những nguồn nào?
Công ty Quản lý tài sản hoạt động dựa trên nguồn vốn được quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2017/TT-BTC cụ thể như sau:
(1) Vốn đầu tư của chủ sở hữu gồm:
1.1 Vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng.
1.2 Quỹ đầu tư phát triển.
1.3 Các nguồn vốn chủ sở hữu khác theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
(2) Vốn huy động:
2.1 Trái phiếu do Công ty Quản lý tài sản phát hành để mua nợ xấu theo giá trị thị trường và trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
2.2 Các nguồn vốn huy động khác theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Công ty Quản lý tài sản sử dụng vốn và tài sản của mình dựa trên quy định nào?
Việc sử dụng vốn và tài sản của Công ty Quản lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2017/TT-BTC như sau:
(1) Công ty Quản lý tài sản có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; xác định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân trong trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của Công ty Quản lý tài sản.
(2) Công ty Quản lý tài sản được sử dụng vốn hoạt động để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP, Nghị định 34/2015/NĐ-CP, Nghị định số 18/2016/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung khác (nếu có), hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn:
- Trái phiếu đặc biệt chỉ được sử dụng để mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 53/2013/NĐ-CP.
- VAMC được sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của Công ty Quản lý tài sản ngoại trừ trái phiếu đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 53/2013/NĐ-CP để mua các khoản nợ xấu theo giá trị thị trường theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 53/2013/NĐ-CP và khoản 5 Điều 1 Nghị định 34/2015/NĐ-CP. Khoản nợ Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường khi chuyển thành vốn góp, vốn cổ phần được xác định là một khoản đầu tư. Công ty Quản lý tài sản thực hiện theo dõi và hạch toán khoản đầu tư này theo quy định của pháp luật.
- Công ty Quản lý tài sản được sử dụng vốn để đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ hoạt động của VAMC theo nguyên tắc trang bị phù hợp với nhu cầu hoạt động của Công ty Quản lý tài sản , hiệu quả, tiết kiệm và tuân thủ các quy định của Nhà nước đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ về đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định.
- Công ty Quản lý tài sản chỉ được sử dụng vốn để đầu tư ra ngoài (không thông qua việc mua bán nợ và tài sản) dưới các hình thức sau:
a) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả;
b) Tham gia góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 12 Nghị định 53/2013/NĐ-CP.
- Sửa chữa, nâng cấp tài sản đảm bảo đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị định 53/2013/NĐ-CP nhằm mục đích gia tăng giá trị, tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản để thu hồi nợ.
- Công ty Quản lý tài sản được sử dụng vốn để đầu tư, cung cấp tài chính cho khách hàng vay để xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 53/2013/NĐ-CP.
- Công ty Quản lý tài sản thực hiện trích lập các khoản dự phòng rủi ro vào chi phí hoạt động theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
(3) Việc thuê tài sản hoạt động; quản lý sử dụng tài sản cố định; cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của Công ty Quản lý tài sản thực hiện theo quy định của Nhà nước đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Như vậy, Tổng Giám đốc là một vị trí bắt buộc phải có trong bộ máy hoạt động của Công ty Quản lý tài sản. Cơ cấu hoạt động và nguồn vốn hoạt động của Công ty Quản lý tài sản được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các thông tin công bố định kỳ và thông tin công bố bất thường mà doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện công khai?
- Nâng lương trước thời hạn mới nhất 2025 do lập thành tích? Điều kiện được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích là gì?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại biểu dự đại hội gồm những người nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14135-4: 2024 xác định lượng vật liệu nhỏ trong cốt liệu bằng phương pháp rửa ra sao?
- Danh sách nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử được Tổng cục thuế chấp nhận mới nhất? Định dạng hóa đơn điện tử thế nào?