Công ty Quản lý tài sản có thể thực hiện hoạt động mua nợ xấu hay không? Nếu được, hoạt động này được quy định như thế nào?
Công ty Quản lý tài sản có thể thực hiện hoạt động mua nợ xấu hay không?
Công ty Quản lý tài sản có thể mua nợ xấu không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, Công ty Quản lý tài sản có thể thực hiện những hoạt động sau:
"a) Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
b) Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
c) Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;
d) Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ;
đ) Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;
e) Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;
g) Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
h) Tổ chức bán đấu giá tài sản;
i) Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;
k) Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép."
Như vậy, Công ty Quản lý tài sản có thể thực hiện hoạt động mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo quy định nêu trên. Cụ thể, Công ty Quản lý tài sản sẽ tiến hành mua nợ xấu của tổ chức tín dụng bán nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2013/TT-NHNN.
Quy định chung về hoạt động mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản
Theo Điều 14 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 18/2016/NĐ-CP, hoạt động mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản được quy định như sau:
(1) Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc khách hàng vay chưa trả đã được khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó.
(2) Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường trên cơ sở thỏa thuận và giá trị Khoản nợ xấu được đánh giá lại.
Tổ chức tín dụng được phân bổ dần vào chi phí hoạt động phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ trừ đi giá trị mua bán của Khoản nợ được mua theo giá trị thị trường và giá trị Khoản dự phòng rủi ro đã trích cho chính Khoản nợ được mua bán theo nguyên tắc sau đây:
a) Đối tượng được phân bổ là tổ chức tín dụng bị lỗ hoặc khi thực hiện việc phân bổ ngay phần chênh lệch này sẽ dẫn đến bị lỗ;
b) Việc phân bổ được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 05 (năm) năm từ thời Điểm bán nợ. Số tiền phân bổ hàng năm không được thấp hơn chênh lệch thu chi (chưa bao gồm số tiền phân bổ).
Bộ Tài chính hướng dẫn chi Tiết việc phân bổ này
(3) Tổ chức tín dụng bán nợ phải cung cấp cho Công ty Quản lý tài sản các thông tin, tài liệu về số dư nợ gốc và toàn bộ số lãi phải trả khách hàng vay chưa thanh toán.
(4) Trường hợp mua nợ xấu theo giá trị thị trường, Công ty Quản lý tài sản đánh giá lại giá trị khoản nợ xấu trên cơ sở khả năng thu hồi vốn và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; khi cần thiết, Công ty Quản lý tài sản thuê tổ chức tư vấn định giá khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm.
(5) Tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên hoặc một tỷ lệ nợ xấu khác do Ngân hàng Nhà nước quy định không bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản được Ngân hàng Nhà nước xem xét, áp dụng các biện pháp sau đây:
a) Tiến hành thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dựng thuê công ty kiểm toán hoặc tổ chức định giá độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó; chi phí kiểm toán, định giá do tổ chức tín dụng thanh toán;
b) Trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá và kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng phải bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của tổ chức tín dụng ở mức an toàn; thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
(6) Việc mua bán nợ xấu được lập thành hợp đồng và tổ chức tín dụng bán nợ phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ để biết và thực hiện nghĩa vụ với Công ty Quản lý tài sản.
Theo đó, Công ty Quản lý tài sản thực hiện hoạt động mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng được đảm bảo thực hiện dựa theo các quy định trên.
Thẩm quyền và nguyên tắc mua bán nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản được quy định như thế nào?
Thẩm quyền mua, bán nợ xấu đối với Công ty Quản lý tài sản được quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2013/TT-NHNN như sau:
"Thẩm quyền quyết định việc mua, bán nợ; thẩm quyền ký kết, thực hiện hợp đồng mua, bán nợ của Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ và quy định nội bộ của Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng."
Hoạt động mua, bán nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản được thực hiện dựa trên nguyên tắc quy định tại Điều 8 Thông tư 19/2013/TT-NHNN như sau:
"1. Công khai, minh bạch.
2. Tuân thủ đúng quy định của pháp luật và hợp đồng mua, bán nợ.
3. Hạn chế rủi ro và chi phí trong mua, bán nợ xấu.
4. Việc mua, bán nợ xấu được thực hiện đối với từng khoản nợ xấu hoặc theo từng khách hàng vay trong trường hợp khách hàng vay có nhiều khoản nợ xấu tại một tổ chức tín dụng hoặc theo từng nhóm khách hàng vay trong trường hợp một tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu của nhiều khách hàng vay tại một tổ chức tín dụng hoặc theo hình thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật."
Có thể thấy, hoạt động mua, bán nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản được đảm bảo thực hiện dựa trên quy định về thẩm quyền và nguyên tắc nhất định.
Như vậy, Công ty Quản lý tài sản có thể thực hiện hoạt động mua nợ xấu từ các tổ chức tín dụng bán nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc mua, bán nợ xấu được đảm bảo thực hiện theo đúng nguyên tắc, thẩm quyền và một số quy định chung nhằm duy trì được sự ổn định, thống nhất trong quy trình hoạt động của tổ chức này nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh? Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh?
- Mục đích sử dụng đất ở tại đô thị là gì? Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích nào?
- Người sử dụng đất có phải đăng ký biến động khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không?
- Cho mượn hàng hóa có phải lập hóa đơn không? Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp trễ 30 ngày bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ đầu tư có được ủy quyền cho bên liên doanh ký hợp đồng đặt cọc đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại không?