Công ty quản lý quỹ kinh doanh chứng khoán phái sinh nhưng vốn chủ sở hữu không còn đủ 25 tỷ đồng thì bị chấm dứt hoạt động đúng không?
- Để kinh doanh chứng khoán phái sinh thì công ty quản lý quỹ phải có vốn chủ sở hữu 25 tỷ đồng?
- Công ty quản lý quỹ kinh doanh chứng khoán phái sinh nhưng vốn chủ sở hữu không còn đủ 25 tỷ đồng thì bị chấm dứt hoạt động?
- Khi bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh thì công ty quản lý quỹ có phải công bố thông tin không?
Để kinh doanh chứng khoán phái sinh thì công ty quản lý quỹ phải có vốn chủ sở hữu 25 tỷ đồng?
Điều kiện để công ty quản lý quỹ được kinh doanh chứng khoán phái sinh quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh
...
3. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh đối với công ty quản lý quỹ bao gồm:
a) Có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 25 tỷ đồng trở lên;
b) Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ và tối thiểu 05 nhân viên cho hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
c) Đáp ứng quy định tại điểm đ, e, g, h khoản 2 Điều này.
...
Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh thì công ty quản lý quỹ phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 3 Điều 4 nêu trên.
Trong đó phải có vốn điều lệ hoặc có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 25 tỷ đồng trở lên.
Công ty quản lý quỹ kinh doanh chứng khoán phái sinh (Hình từ Internet)
Công ty quản lý quỹ kinh doanh chứng khoán phái sinh nhưng vốn chủ sở hữu không còn đủ 25 tỷ đồng thì bị chấm dứt hoạt động?
Trường hợp công ty quản lý quỹ bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
Đình chỉ, khôi phục hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định đình chỉ tối đa 12 tháng đối với một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh của tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Công ty chứng khoán không đáp ứng một hoặc một số quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong vòng 06 tháng liên tiếp; công ty quản lý quỹ không đáp ứng một hoặc một số quy định tại điểm đ khoản 2, điểm a, b khoản 3 Điều 4 Nghị định này trong vòng 06 tháng liên tiếp;
b) Bị đình chỉ, tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên, trường hợp công ty quản lý quỹ kinh doanh chứng khoán phái sinh nhưng vốn chủ sở hữu không còn đủ 25 tỷ đồng trong vòng 06 tháng liên tiếp thì có thể bị đình chỉ hoạt động tối đa 12 tháng.
Sau thời hạn đình chỉ hoạt động này mà công ty quản lý quỹ vẫn không khắc phục được thì công ty có thể bị buộc chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh theo quy định tại khoản điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
Chấm dứt bắt buộc hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh
1. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh bị buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Sau thời hạn đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh mà vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới bị đình chỉ hoạt động;
b) Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập mà tổ chức hình thành sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Khi bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh thì công ty quản lý quỹ có phải công bố thông tin không?
Việc công bố thông tin khi bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
Đình chỉ, khôi phục hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh
...
2. Kể từ khi nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh:
a) Trong thời hạn 24 giờ, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh có trách nhiệm công bố thông tin về việc đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh phải công bố thông tin về phương án, thời hạn và lộ trình xử lý các hợp đồng còn hiệu lực và gửi thông báo cho từng khách hàng của mình về phương án xử lý hợp đồng với khách hàng. Thời hạn xử lý phải bảo đảm khách hàng có tối thiểu 45 ngày để xử lý các vị thế và chuyển khoản tài sản ký quỹ, nhưng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày công bố thông tin.
...
Như vậy, khi nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh thì công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin về việc đình chỉ hoạt động này trong thời hạn 24 giờ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định thế nào? Quy định về việc xác định tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi?
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?