Công ty nào mà Thủ tướng Chính phủ sẽ bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, tổng giám đốc?
- Công ty nào mà Thủ tướng Chính phủ sẽ bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc?
- Thủ tướng Chính phủ thực hiện bổ nhiệm các chức danh trong thẩm quyền của mình thế nào?
- Thủ tướng Chính Phủ thực hiện cho ý kiến bổ nhiệm Tổng giám đốc doanh nghiệp thuộc thẩm quyền thành lập như thế nào?
Công ty nào mà Thủ tướng Chính phủ sẽ bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc?
Tại Điều 5 Nghị định 159/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 5. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
1. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền thành lập của Thủ tướng Chính phủ.
2. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Chủ tịch công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
3. Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
4. Có ý kiến trước khi bổ nhiệm đối với Tổng giám đốc doanh nghiệp thuộc thẩm quyền thành lập của Thủ tướng Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này."
Theo đó Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bổ nhiệm:
- Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền thành lập của Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ tịch công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
- Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
Đối với chức danh Tổng giám đốc các ông ty thuộc thẩm quyền thành lập của Thủ tướng thì Thủ tướng chính phủ sẽ có ý kiến trước khi bổ nhiệm chứ không trực tiếp thực hiện.
Công ty nào mà Thủ tướng Chính phủ sẽ bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, tổng giám đốc?
Thủ tướng Chính phủ thực hiện bổ nhiệm các chức danh trong thẩm quyền của mình thế nào?
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định có 2 trường hợp thực hiện bổ nhiệm nhân sự thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ như sau:
- Thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, đề xuất về nhu cầu bổ nhiệm, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu;
Bước 2: Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm, đồng thời gửi Bộ Nội vụ để thẩm định;
Bước 3: Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm;
Bước 4: Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải chủ trì, phối hợp với Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định; trường hợp phát sinh những vấn đề khó khăn, phức tạp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
Bước 5: Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi tờ trình và hồ sơ bổ nhiệm đến Bộ Nội vụ để thẩm định;
Bước 6: Bộ Nội vụ thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ nhiệm, sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban Cán sự đảng Chính phủ.
- Thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều động, bổ nhiệm, đồng thời gửi Bộ Nội vụ để thẩm định;
Bước 2: Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về chủ trương điều động, bổ nhiệm;
Bước 3: Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương điều động, bổ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm nhân sự theo quy định; trường hợp phát sinh những vấn đề khó khăn, phức tạp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
Bước 4: Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi tờ trình và hồ sơ bổ nhiệm đến Bộ Nội vụ để thẩm định;
Bước 5: Bộ Nội vụ thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ nhiệm, sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban Cán sự đảng Chính phủ.
Thủ tướng Chính Phủ thực hiện cho ý kiến bổ nhiệm Tổng giám đốc doanh nghiệp thuộc thẩm quyền thành lập như thế nào?
Đối với bổ nhiệm Tổng giám đốc doanh nghiệp thuộc thẩm quyền thành lập của Thủ tướng Chính phủ thì Thủ tướng Chính phủ sẽ thực hiện cho ý kiến theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Chủ tịch Hội đồng thành viên chủ trì thực hiện quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu;
Bước 2: Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi tờ trình và hồ sơ bổ nhiệm đến Bộ Nội vụ để thẩm định;
Bước 3: Bộ Nội vụ thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến trước khi cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?