Công ty Mua bán nợ Việt Nam có thể xử lý tài sản mua, tiếp nhận thông qua các hình thức nào? Các tài sản này có phải đánh giá lại giá trị không?
Công ty Mua bán nợ Việt Nam mua tài sản để kinh doanh phải tuân thủ theo nguyên tắc gì?
Tại Điều 15 Nghị định 129/2020/NĐ-CP có quy định đối với hoạt động mua tài sản để kinh doanh công ty mua bán nợ Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phương án mua tài sản phải có hiệu quả, có phương án thu hồi vốn khả thi, bảo toàn và phát triển vốn. Giá mua nợ, tài sản do công ty mua bán nợ Việt Nam xác định trên nguyên tắc đảm bảo khả năng sinh lời của phương án mua tài sản;
- Nợ và tài sản được mua phải có hồ sơ chứng minh quyền chủ sở hữu tài sản;
- Việc mua tài sản chỉ thực hiện khi có phương án được phê duyệt theo phân cấp thẩm quyền quy định và có thể thực hiện cho từng tài sản hay theo nhóm gồm nhiều tài sản khác nhau của cùng chủ tài sản hoặc của nhiều chủ tài sản;
- Công ty mua bán nợ Việt Nam không được sử dụng vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 129/2020/NĐ-CP để mua lại nợ của chính các tổ chức, cá nhân đó.
Công ty Mua bán nợ Việt Nam có thể xử lý tài sản mua, tiếp nhận thông qua các hình thức nào? (Hình từ Internet)
Công ty Mua bán nợ Việt Nam có thể xử lý các tài sản mua, tiếp nhận thông qua các hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 129/2020/NĐ-CP có quy định công ty Mua bán nợ Việt Nam có thể xử lý các tài sản mua, tiếp nhận thông qua các hình thức sau:
- Chuyển nhượng tài sản (bao gồm cả dự án đã mua, tiếp nhận theo chỉ định).
- Dùng tài sản (bao gồm cả tài sản là mua, tiếp nhận theo chỉ định) để hợp tác kinh doanh, góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết.
- Quản lý, đầu tư để khai thác, bán, cho thuê tài sản (bao gồm cả dự án đã mua, tiếp nhận theo chỉ định).
Tài sản công ty Mua bán nợ Việt Nam mua, tiếp nhận được có phải đánh giá lại giá trị hay không?
Tại Điều 19 Nghị định 129/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý tài sản mua, tiếp nhận của công ty Mua bán nợ Việt Nam có nêu như sau:
Nguyên tắc xử lý tài sản mua, tiếp nhận
1. Tài sản phải được đánh giá lại giá trị thông qua tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và làm cơ sở để xử lý theo quy định tại Điều 18 Nghị định này. Trường hợp sử dụng tài sản, dự án để hợp tác kinh doanh, góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết thì giá trị góp vốn thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận giữa các bên nhưng không thấp hơn giá trị được tổ chức tư vấn định giá lại.
2. Tổ chức bán đấu giá công khai, chào giá cạnh tranh hoặc thỏa thuận trực tiếp theo đúng quy định của pháp luật.
3. Đối với tài sản tiếp nhận được DATC sử dụng vào mục đích kinh doanh thì DATC nộp tiền về ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp tương ứng với giá trị tài sản định giá lại sau khi trừ (-) đi chi phí chuyển trả cho doanh nghiệp giữ hộ tài sản trước khi bàn giao cho DATC và các chi phí liên quan đến việc DATC tiếp nhận, định giá tài sản.
4. Đối với tài sản mua, tiếp nhận theo chỉ định, DATC căn cứ vào phương án mua, bán, xử lý tài sản chỉ định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có) và các hình thức, nguyên tắc xử lý tài sản quy định tại Điều 18 và khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 19 Nghị định này để xử lý.
Trường hợp DATC tiếp nhận tài sản theo chỉ định để xử lý, thu hồi cho Nhà nước thì được hưởng phí xử lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính trên nguyên tắc bù đắp đủ chi phí xử lý tài sản cộng (+) một phần chi phí quản lý.
Theo đó đối với tài sản mà công ty Mua bán nợ Việt Nam mua, tiếp nhận được phải được đánh giá lại giá trị thông qua tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và làm cơ sở để xử lý theo quy định tại Điều 18 Nghị định 129/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy hưởng chế độ theo Nghị định 178 năm 2024 như thế nào?
- Khi xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa nhà thầu phải đáp ứng điều kiện gì?
- 03 trường hợp không được dạy thêm tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29/2024 thế nào? Việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường được quy định ra sao?
- Hướng dẫn vào thi tracnghiem baoquangninh vn Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh?
- Mâm ngũ quả là gì? Cúng mâm ngũ quả vào mùng mấy Tết Âm lịch? Tết Âm lịch nhằm ngày mấy Dương lịch?