Công ty kinh doanh vận chuyển hàng không khai thác 15 tàu bay phải duy trì mức vốn tối thiểu bao nhiêu?
- Công ty kinh doanh vận chuyển hàng không khai thác 15 tàu bay phải duy trì mức vốn tối thiểu bao nhiêu?
- Nhà đầu tư nước ngoài của công ty kinh doanh vận chuyển hàng không được phép sở hữu tối đa bao nhiêu vốn điều lệ?
- Công ty kinh doanh vận chuyển hàng không được phép có tối đa bao nhiêu tàu bay thuê?
- Công ty kinh doanh vận chuyển hàng không phải chuẩn bị hồ sơ như nào để đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không?
Công ty kinh doanh vận chuyển hàng không khai thác 15 tàu bay phải duy trì mức vốn tối thiểu bao nhiêu?
Công ty kinh doanh vận chuyển hàng không khai thác 15 tàu bay phải duy trì mức vốn tối thiểu bao nhiêu cần căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện về vốn
1. Mức vốn tối thiểu (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:
a) Khai thác đến 10 tàu bay: 300 tỷ đồng Việt Nam;
b) Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 600 tỷ đồng Việt Nam;
c) Khai thác trên 30 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam.
...
Như vậy, công ty kinh doanh vận chuyển hàng không khai thác 15 tàu bay phải duy trì mức vốn tối thiểu là 600 tỷ đồng Việt Nam.
Kinh doanh vận chuyển hàng không (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư nước ngoài của công ty kinh doanh vận chuyển hàng không được phép sở hữu tối đa bao nhiêu vốn điều lệ?
Nhà đầu tư nước ngoài của công ty kinh doanh vận chuyển hàng không được phép sở hữu tối đa bao nhiêu vốn điều lệ phải căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện về vốn
...
3. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:
a) Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ;
b) Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất;
c) Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.
Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài của công ty kinh doanh vận chuyển hàng không được phép sở hữu tối đa 34% vốn điều lệ.
Công ty kinh doanh vận chuyển hàng không được phép có tối đa bao nhiêu tàu bay thuê?
Công ty kinh doanh vận chuyển hàng không được phép có tối đa bao nhiêu tàu bay thuê phải căn cứ quy định tại Điều 12b Nghị định 92/2016/NĐ-CP, được bổ sung bởi quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP, nội dung như sau:
Quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hàng không
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không được thực hiện vận tải hàng không sau khi đáp ứng các quy định về Người khai thác tàu bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải đảm bảo số lượng tàu bay thuê có tổ bay đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:
a) Chiếm không quá 30% số lượng tàu bay;
b) Không quá 10 tàu bay.
Như vậy, công ty kinh doanh vận chuyển hàng không được phép có tối đa 10 tàu bay thuê.
Công ty kinh doanh vận chuyển hàng không phải chuẩn bị hồ sơ như nào để đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không?
Để đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không thì công ty kinh doanh vận chuyển hàng không phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 92/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP như sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 89/2019/NĐ-CP.
- Báo cáo (kèm tài liệu chứng minh) về việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng không trong đó gồm các nội dung:
+ Phương án về số lượng tàu bay dự kiến khai thác.
+ Phương án tổ chức bộ máy bảo đảm khai thác tàu bay.
+ Kinh doanh vận tải hàng không.
+ Phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm.
+ Nhãn hiệu dự kiến sử dụng.
+ Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.
- Bản chính văn bản xác nhận vốn.
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính) các giấy tờ sau: quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động, bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của các cá nhân sau:
+ Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách trong hệ thống quản lý an toàn, an ninh, khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay.
+ Tổng Giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);
+ Kế toán trưởng;
+ Người phụ trách các lĩnh vực.
- Hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận về việc mua, thuê mua hoặc thuê tàu bay;
- Bản sao Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên, cổ đông tại thời điểm nộp hồ sơ đầy đủ các thông tin:
+ Họ và tên.
+ Ngày tháng năm sinh.
+ Quốc tịch.
+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
+ Chỗ ở hiện tại.
+ Tỷ lệ phần vốn góp hay số cổ phần nắm giữ.
+ Người đại diện quản lý phần vốn góp đối với thành viên, cổ đông là tổ chức.
+ Thỏa thuận góp vốn của các cổ đông, thành viên (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép kinh doanh là gì? Mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh?
- Trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào? Trình tự thực hiện đình chỉ hoạt động giáo dục trường tiểu học như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?